Cảm thấy khó thở thở hụt hơi là do đâu?

Thông thường, chúng ta sẽ thường không quan tâm đến các triệu chứng khó thở, hụt hơi vì cho rằng đó có thể do hồi hộp, căng thẳng hay tuổi già. Thế nhưng, nếu bạn đang cảm thấy khó thở thở hụt hơi thì có nguy cơ cao bạn đang gặp phải những bệnh lý nghiêm trọng.

Cảm thấy khó thở thở hụt hơi là do đâu?
Cảm thấy khó thở thở hụt hơi là do đâu?

Cảm thấy khó thở thở hụt hơi là gì?

Khó thở thở hụt hơi là một trong những vấn đề rất hay gặp ở đường hô hấp. Theo thống kê, cứ trung bình 4 người đến kiểm tra bệnh về hô hấp thì sẽ có 1 người gặp chứng khó thở. Đây là một trong những triệu chứng khiến người bệnh sẽ ở trong trạng thái mệt mỏi, hô hấp khó khăn, thiếu oxy, tức ngực, hơi thở đứt quãng.

Nếu tình trạng thở hụt hơi xuất hiện một cách đột ngột, tự nhiên, không lý do thì bạn nên lưu ý vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh hô hấp hay các vấn đề có liên quan đến tim mạch. 

Nguyên nhân gây khó thở thở hụt hơi

Bệnh hen suyễn

Hầu hết các bệnh nhân khi mắc phải bệnh hen suyễn sẽ đối mặt với tình trạng khó thở, thở hụt hơi kèm theo là tức ngực, ho, thở khò khè. Các cơn hen cấp sẽ khởi phát trong trường hợp cơ thể có tiếp xúc với những chất gây dị ứng như bụi, khói thuốc, thời tiết, phấn hoa…

Xem thêm:  Chọc ối bao lâu có kết quả?

Phổi tắc nghẽn

Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh có hai loại chính là khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Tương tự như hen suyễn, bệnh lý này sẽ khiến cho đường thở trở nên co thắt và hẹp gây khó thở hụt hơi, đồng thời kéo theo các biểu hiện ho có đờm và tức ngực. 

Nếu bạn mắc phải COPD, bạn sẽ gặp phải tình trạng khó thở thở hụt hơi mọi lúc, mọi nơi. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh COPD.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một trong những phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Khi gặp phải tình trạng sốc phản vệ, cổ họng sẽ sưng làm ngăn chặn nguồn không khí được cung cấp vào khiến khó thở thở hụt hơi rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bạn có thể nôn mửa, thở khò khè, ngứa và tiêu chảy. 

Ngộ độc carbon monoxide

Carbon monoxide (CO) là loại khí không vị, không màu, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu như xăng dầu, lò sưởi, lò nướng…và rất có thể bạn sẽ hít phải ngoài môi trường. Khi vào cơ thể, khí CO sẽ chiếm chỗ của oxy, não bị tổn thương do thiếu oxy, dẫn đến tình trạng khó thở, đau đầu và chóng mặt.

Bệnh lý về tim mạch

Lá phổi và quả tim là hai bộ phận phối hợp nhịp nhàng với nhau. Khi gặp phải bất cứ nguyên nhân nào làm cho quá trình máu bơm vào tim giảm đi sẽ khiến người bệnh khó thở và thở hụt hơi. Trường hợp suy tim nặng, người bệnh sẽ ở trong cảm giác như đang sắp chết đuối ở trên cạn.

Xem thêm:  Bị bỏng nước sôi nên làm gì?

Phòng tránh khi gặp cảm giác khó thở thở hụt hơi

Cảm thấy khó thở thở hụt hơi là do đâu?
Cảm thấy khó thở thở hụt hơi là do đâu?

Chế độ tập luyện và ăn uống khoa học

Lười vận động và béo phì cũng là nguyên nhân gây khó thở, vì vậy cần lên kế hoạch tập thể dục thể thao và chuẩn bị một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Nếu bạn đang mắc các bệnh mạn tính thì nên tham khảo tư vấn của các bác sĩ về chế độ vận động và dinh dưỡng phù hợp.

Không hút thuốc lá

Đừng bao giờ đụng đến thuốc nếu bạn không hút. Nếu bạn đã hút thuốc thì khuyên bạn nên lập thức cai ngay. Sức khỏe của tim và phổi của bạn sẽ có thể được cải thiện ngay sau điếu thuốc cuối cùng được hút vài giờ.

Đeo khẩu trang

Các hiện tượng ô nhiễm môi trường có thể gây nên các tình trạng nguy hiểm cho đường hô hấp. Do đó, bạn cần có thói quen đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ an toàn cho sức khỏe. 

Duy trì cân nặng

Duy trì cân nặng ở mức cân đối là một trong những cách sẽ giúp cơ thể tránh được các vấn đề ở sức khỏe có liên quan đến đường hô hấp.

Cảm giác khó thở thở hụt hơi thường bắt nguồn bởi các thói quen xấu hằng ngày hoặc là do các bệnh lý nghiêm trọng gây nên. Do đó, khám sức khỏe định kỳ và xây dựng lối sống tích cực, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe luôn được an toàn. Khi gặp phải triệu chứng khó thở thở hụt hơi nghiêm trọng cần được đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

DMCA.com Protection Status