Vai trò của các chất dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Vì nguồn dinh dưỡng chính để nuôi dưỡng bào thai là từ mẹ, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ mẹ nạp vào rồi theo máu, nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Vì vậc cung cấp một lượng dinh dưỡng đủ, đúng sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, bảo vệ con, giúp con phát triển toàn vẹn.
3 tháng đầu cũng là thời gian mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan có tổ chức chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan… nên vai trong của việc tăng cường chất dinh dưỡng trong thời kỳ này là rất quan trọng.
3 tháng đầu người mẹ cần đạt mục tiêu tăng 1-2 kg, đối với bà bầu béo phì thì không khuyến khích tăng cân.Thời gian đầu thai kỳ, cơ thể sẽ phải đối mặt với những thay đổi nhất định về sinh lý để thích nghi với việc có em bé. Bởi vậy bổ sung dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tối đa tình trạng nghén, theo dõi cân nặng theo khuyến nghị của các bác sĩ trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết.
3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì?
Bổ sung thêm protein mỗi ngày
Thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu,… giúp phát triển các tế bào mô của thai, đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
Bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày
Sắt có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ, vì vậy cần bổ sung thêm sắt trong khẩu phần ăn thông qua các thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt,…
Bổ sung canxi
Thực phẩm chứa nhiều canxi có trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ..Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi, vì vậy thai phụ cần chú ý bổ sung canxiđể bé cứng cáp ngay từ thời kỳ đầu. Canxi còn giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ. Nếu không đủ canxi trong thời kỳ này, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, bé bị còi trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương.
Bổ sung axit folic
Acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung axid folic qua thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan… Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng viên uống cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin D, C hỗ trợ hấp thu canxi cho mẹ và bé
Bà bầu có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D, góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, vitamin D hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn.
Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho bào thai 3 tháng đầu, tạo bánh nhau vững chắc, tăng cường sức đề kháng. Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt,…
3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn gì?
Quả nhãn: Mẹ ăn nhiều nhãn có thể nóng trong, gây động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và an toàn của thai.
Quả dứa: Dứa gây nên những cơn co thắt tử cung. Những cơn co thắt tử cung này là nguyên nhân trực tiếp gây sảy thai. Ngoài ra, dứa cũng có thể gây tiêu chảy hoặc dị ứng vì dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung tạo ra chất gây phá thai.
Đu đủ xanh: đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín có chứa nhiều enzyems và mủ gây nên những cơn co thắt tử cung, đẩy thai ra ngoài. Nếu mẹ ăn nhiều đu đủ xanh trong 3 tháng đầu rất có thể sẽ gây sảy thai.
Nho: nho có chứa một lượng độc tính resveratrol ở ngoài vỏ gây hại cho phụ nữa mang thai, vỏ của nho còn rất khó tiêu hóa gấy táo bón .Ngoài ra, nho cũng là một loại trái cây có chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật lớn mà khi trồng người trồng đã phun. Do đó, khi mang thai những chất này có thể gây hại cho thai nhi.
Quả đào: đào có vị ngọt, tính nóng nên khi ăn nhiều bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông của quả đào cũng rất dễ gây ngứa, rát cổ họng khiến các mẹ dễ bị ho. Bà bầu nên hạn chế ăn loại quả này và tốt nhất không nên ăn vỏ.
Ngoài trái cây thì còn rất nhiều đồ ăn, thức uống khác có thể gây hại cho mẹ và thai nhi như: cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm, cá thu,…phô mai mềm, pa tê, ga động vật, bia, rượu, đồ ăn nhanh.