Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Trẻ 2 tháng tuổi, đường ruột còn nhỏ và non nớt, do vậy việc đi ngoài nhiều lần một ngày là điều bình thường và dễ hiểu. Tuy nhiên đi ngoài khoảng bao nhiêu lần một ngày là bình thường, đó là câu hỏi mà nhiều bà mẹ muốn biết. Thời gian này trẻ có thể đi ngoài 3-5 lần/ ngày. Để biết chắc chắn trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường hay bất thường ngoài việc tham khảo kênh thông tin uy tín và bác sĩ chuyên khoa mẹ cần quan sát kỹ phân của bé.

Trả 2 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần một ngày?

Tần suất đi ngoài hằng ngày của trẻ

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, trẻ bú liên tục và tần suất đi ngoài cũng tương đương như vậy. Do đó, mẹ khoan vội lo lắng khi thấy bé đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Tùy vào thể trạng mà mỗi trẻ sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau, có trẻ đi 3-4 lần/ ngày, có trẻ đi 5-7 lần/ ngày. Nếu trẻ bú bình thường, ngủ đủ, không sốt hay khò khè thì ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vào tình trạng sức khỏe của trẻ.

Mẹ không nên quy định trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày để liên hệ với tình trạng sức khỏe của bé.

Nhận biết các loại phân của bé

Thay vì đếm số lần bé đi ngoài, nhìn phân sẽ giúp mẹ đoán được tình trạng sức khỏe của bé. Hầu hết cha mẹ sẽ rất hoang mang khi lần đầu nhìn phân của trẻ sơ sinh. Chúng nhiều màu và kết cấu khác nhau, khó phân biệt.

Xem thêm:  Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ là do đâu?

Một số loại phân cha mẹ sẽ gặp trong quá trình nuôi trẻ:

Phân su

Phân su là phân đầu tiên khi bé chào đời. Chúng có màu xanh đen, rất dính. Chất thải này được tạo nên từ nước ối, chất nhờn, các tế bào khác được thai nhi tiếp nhận khi còn trong bụng mẹ. Phân này không có mùi và khó làm sạch hoàn toàn.

Trả 2 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần một ngày?

Phân của bé bú mẹ

Khi được 2-4 ngày tuổi, bé bú mẹ hoàn toàn, phân sẽ chuyển sang màu xanh nhạt giống như màu xanh mạ, kết cấu lỏng và ít dính hơn. Nếu mẹ thấy phân bé chuyển sang màu xanh hơn hay vàng hơn có nghĩa rằng mẹ đã ăn món gì đó nhiều hơn bình thường.

Nếu phân xanh kèm theo bọt trắng, điều này cho thấy bé bú lượng sữa đầu của mẹ nhiều. Lượng sữa này không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ nên vắt bớt sữa đầu bỏ và cho bé bú đến khi cạn sữa.

Phân của bé bú sữa

Trẻ bú sữa công thức sẽ đi ngoài ít hơn so với trẻ bú mẹ. Phân của trẻ bú sữa công thức nhão như bơ đậu phọng, màu nâu nhạt hoặc xanh nâu. Mùi phân của trẻ bú sữa công thức cũng nặng hơn so với phân bé bú mẹ.

Phân của bé bị tiêu chảy

Phân của bé rất lỏng, thường xuyên đi ngoài nhiều hơn. Mỗi lần đi lại phun mạnh ra từ hậu môn. Trẻ bú sữa công thức có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn trẻ bú mẹ. Nếu trẻ bị tiêu chảy, có thể do mẹ đã ăn quá nhiều trái cây hoặc uống nước ép, trẻ nhạy cảm với thức ăn mẹ đã ăn. Tiêu chảy ở trẻ bú sữa công thức có thể do dị ứng sữa.

Phân của bé bị táo bón

Trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, thường phải rặn đỏ mặt. Phân nhỏ và rắn. Bụng trẻ cứng khi sờ vào. Bé căng thẳng và khóc khi đi đại tiện. Phân của bé có lẫn những sợi máu, điều do phân cứng gây ra hoặc có thể do nứt hậu môn. Để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ bú mẹ, mẹ nên ăn nhiều rau xanh và các loại thức ăn thanh nhiệt và uống nhiều nước. Trẻ bú bình nên được cho uống thêm nước để hạn chế tình trạng táo bón.

Xem thêm:  Bé 6 tháng ăn được những gì?

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa nhỏ, trẻ sẽ ăn nhiều bữa và đi ngoài nhiều lần trong ngày. Cha mẹ đừng quá lo lắng mà có ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ. Những thay đổi của trẻ sẽ diễn ra liên tục. Nếu cha mẹ đang thắc mắc trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày thì khi bước sang tháng thứ 4, thứ 5 trẻ đã có vẻ ổn định, đi ngoài 2-3 lần /ngày. Chế độ chăm sóc phù hợp sẽ mang đến cho trẻ sự phát triển toàn diện.

Cách chăm sóc trẻ 2 tháng đi ngoài phân lỏng

Nếu trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, các mẹ hãy chú ý thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bé. Ví dụ như:

Cho bé bú nhiều hơn để đảm bảo bù nước, tránh không để trẻ sơ sinh bị mất nước, rất nguy hiểm.

Vệ sinh sạch sẽ bình sữa, nếu trẻ bú mẹ thì cũng làm sạch núm vú trước.

Khi chăm sóc, thay tã, cho bé ăn, mẹ cũng cần vệ sinh cơ thể mình sạch sẽ.

Nếu trẻ bị đau bụng do chất lượng sữa, hãy thay đổi loại sữa bột. Thay đổi thực đơn của mẹ sang các thức ăn lành tính, nhiều chất xơ nếu trẻ chỉ bú mẹ.

benhvienlongxuyen.com cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe thường ngày cho mẹ và bé với mục đích tham khảo. Không nên tự ý sử dụng các dược liệu hay bài thuốc. Quý vị hãy tham khảo theo ý kiến Thầy thuốc / Bác sỹ chuyên khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status