Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là một trong những tình trạng rất phổ biến đối với các chị em sau khi sinh. Nếu không có sự chăm sóc kỹ càng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc cho bạn đọc về những vấn đề liên quan đến vết khâu tầng sinh môn.
Tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn là một phần quan trọng của bộ phận sinh dục. Thông thường, tầng sinh môn có kích thước từ 3 – 5 cm, nằm giữa vùng âm đạo và hậu môn.
Tầng sinh môn bao gồm 3 tầng:
- Tầng nông có 5 cơ.
- Tầng sâu có cơ ngồi cụt và cơ nâng đỡ hậu môn, được bao bọc bởi hai lá của tầng sinh môn.
- Tầng giữa bao gồm cơ ngang sâu và cơ thắt.
Tầng sinh môn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ cơ quan sinh sản. Đặc biệt khi sinh nở, tầng sinh môn có nhiều chức năng như:
- Nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan vùng chậu, cụ thể như âm đạo, bàng quang, trực tràng…
- Là nơi tiếp nhận tinh trùng và thúc đẩy chúng bơi sâu vào bên trong để gặp được trứng.
- Tầng sinh môn góp phần giúp thai nhi được ra đời một cách an toàn và dễ dàng.
Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ có nguy hiểm không?
Nếu vết khâu không bị chảy máu và đang có dấu hiệu liền da thì đây là những biểu hiện của một vết khâu bình thường. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên thì vết thương sẽ nhanh chóng được hồi phục. Tuy nhiên, nếu vết khâu tầng sinh môn có tình trạng sưng, mưng mủ và bục chỉ… thì sản phụ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn hoặc có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo, âm hộ sau sinh. Nếu để vi khuẩn lan rộng sang những bộ phận khác, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.
Có rất nhiều yếu tố khiến vết khâu ở vùng sinh môn bị mưng mủ, cụ thể như:
- Tình trạng tụ máu ở vết khâu
- Vết khâu tầng sinh môn bị lạc nội mạc tử
- Chỉ dùng để khâu tầng sinh môn tự tiêu quá nhanh trong khi vết rạch chưa lành hẳn. Như vậy, vết khâu sẽ bị tổn thương trực tiếp và mất rất nhiều thời gian để hồi phục.
Khi xảy ra tình trạng mưng mủ ở tầng sinh môn, chị em sẽ có một số triệu chứng cụ thể như:
- Cơ thể luôn có cảm giác lạnh và xảy ra triệu chứng sốt.
- Tầng sinh môn, âm đạo và âm hộ có dấu hiệu sưng to, viêm tấy đỏ
- Tiết ra rất nhiều dịch và thường có mùi hôi khó chịu
- Đau âm ĩ vùng dưới bụng
- Khi đi tiểu, người bệnh thường có cảm giác đau và nóng rát
- Xuất hiện máu cục, lượng máu chảy ra nhiều hơn.
Cách xử trí để hạn chế tình trạng mưng mủ ở vết khâu tầng sinh môn
Khi vết khâu ở tầng sinh môn bị mưng mủ, bạn cần chăm sóc và vệ sinh vùng kín một cách sạch sẽ, đồng thời nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên sử dụng nước muối ấm pha loãng để lau từ phía trước ra sau, khi đó vi khuẩn vùng hậu môn sẽ không có cơ hội xâm lấn đến vết khâu. Hơn thế nữa, bạn không nên duy trì những thói quen sinh hoạt không tốt vì có thể làm cho vết thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
- Sử dụng quần lót quá chật sẽ khiến đáy quần cọ xát vào vết khâu tầng sinh môn. Khi đó, vết thương sẽ bị tổn thương nhanh chóng và mủ chảy ra rất nhiều. Bạn nên lựa chọn những đồ lót chất lượng, có khả năng thấm hút và tạo nên sự thoải mái nhất có thể.
- Không được làm những công việc nặng, vận động quá mạnh hoặc đứng ngồi sai tư thế vì có thể khiến vết khâu bị bục và gây cảm giác đau nhói cho người bệnh.
- Sử dụng thực phẩm có chứa những thành phần khiến cơ thể bị dị ứng.
- Không nên quan hệ tình dục khi vết khâu đang bị sưng và mưng mủ. Khi vết thương bắt đầu hết mưng mủ và lành lặn hẳn thì mới nên quan hệ tình dục.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin xoay quanh tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ. Hy vọng các chị em phụ nữ có thể ngăn chặn được những ảnh hưởng không mong muốn xảy ra với bản thân. Nếu gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào, hãy đến các bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.