Trẻ sơ sinh bị sốt là tình trạng rất phổ biến mà hầu hết các bé đều phải trải qua. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết rõ trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt. Vì vậy, mời các bố mẹ cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt
Nhiệt độ cơ thể được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não. Thân nhiệt dao động một khoảng tương đối hẹp trong ngày nhờ vào sự duy trì của vùng hạ đồi. Vùng hạ đồi giúp điều chỉnh nhiệt độ bằng cách cân bằng giữa sự sinh nhiệt của cơ và gan với sự tỏa nhiệt qua da và phổi. Bị sốt xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng nhiệt độ trong cơ thể.
Bình thường thân nhiệt của bé khỏe mạnh dao động từ 36,8 đến 37,3 độ C. Nhiệt độ vào buổi chiều thông thường sẽ cao hơn buổi sáng khoảng 0,5 độ C. Để biết trẻ sơ sinh nóng bao nhiêu độ là sốt thì dưới đây là một số thông tin của các bác sĩ:
- Nhiệt độ ở hậu môn (Trực tràng) > 38 độ C (100 độ F)
- Nhiệt độ ở miệng > 37.5 độ C (99,5 độ F)
- Nhiệt độ ở nách > 37.2 độ C ( 99 độ F)
- Nhiệt độ tai > 38 độ C (100.4 độ F)
Bình thường việc đo nhiệt độ ở trực tràng hay ở tai là chính xác nhất nhưng ở vùng nách thì lại đơn giản nhất nên được rất nhiều người áp dụng.
Trẻ sơ sinh bị sốt cao là khi thân nhiệt từ 39 đến 40°C, nếu nhiệt độ trên 40.5 độ C thì trẻ dễ dẫn đến các cơn co giật. Ngoài ra, trường hợp các bé đã có tiền căn co giật thì mức sốt gây co giật có thể thấp hơn, chỉ cần sốt dưới 38°C cũng có nguy cơ co giật.
Một số cách chăm sóc trẻ bị sốt
- Hạ sốt: Hạ sốt cho trẻ là điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm khi trẻ có triệu chứng bị sốt. Trẻ bị sốt từ 38 độ C trở lên, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt như là Paracetamol. Tuy vậy, bạn cần phải dùng đúng hướng dẫn được ghi trên nhãn. Ngoài ra, bạn có thể lau mình cho bé bằng nước ấm để giúp bé hạ cơn sốt tạm thời.
- Bổ sung thêm nước: nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ tăng lên làm cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn so với bình thường để nhằm giảm bớt lượng nhiệt do cơ thể sinh ra. Việc này có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Ngoài ra, các triệu chứng như là tiêu chảy hay nôn cũng góp phần gây ra tình trạng mất nước.
- Cho bé nghỉ ngơi: Nếu bé bị sốt, thì bạn nên cho bé ngừng lại quá trình tạm thời và nghỉ ngơi tại nhà. Điều này sẽ giúp cho bé lấy lại sức nhanh hơn. Đồng thời, cho bé nghỉ ngơi trong phòng và hạn chế sự lây nhiễm Virus cho người xung quanh.
- Bổ sung dinh dưỡng: Các mẹ nên cho bé ăn những món dạng lỏng để giúp bé dễ tiêu hóa như: Cháo, canh, súp,… Và khi bé đã khỏe hơn thì mẹ nên cho bé ăn các loại rau củ quả để tăng thêm sức đề kháng.
Những loại thực phẩm không nên ăn khi bị sốt
- Trứng: Trứng có chứa rất nhiều Protein. Sau khi Protein được nạp vào cơ thể sẽ làm tăng thân nhiệt của bé sẽ khiến bé bị sốt cao và lâu khỏi bệnh hơn. Do đó, các mẹ cần phải hạn chế cho bé ăn trứng trong thời gian bị sốt.
- Đồ ăn cay: Khi bé ăn các loại đồ ăn cay, nóng cũng sẽ làm cho nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Vì vậy, trong khi bé đang bị sốt thì tốt nhất các mẹ không nên cho các gia vị cay nóng như: Tỏi, ớt, hạt tiêu.. vào thức ăn của bé.
- Đồ ăn sống, chưa nấu chín kỹ: Các mẹ không được cho bé ăn đồ ăn sống, chưa được nấu chín kỹ khi đang bị sốt. Do trong những món ăn đó chứa nhiều vi khuẩn E.coli, Salmonella khiến bé bị tiêu chảy hoặc thậm chí còn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Nước uống có nhiều đường: Lượng đường tăng sẽ làm cho các tế bào bạch cầu bị ức chế và hệ miễn dịch bị suy giảm. Từ đó khiến tình trạng bệnh của bé diễn biến nặng và lâu khỏi hơn. Do đó, các mẹ nên hạn chế cho ăn những loại đồ ăn có chứa đường. Nếu bé đói mẹ có thể cho bé ăn loại có vị ngọt tự nhiên, ít đường như: Nước dừa, nước ép hoa quả…
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về việc trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt. Cũng như một số cách chăm sóc và những thực phẩm không nên cho các bé ăn khi đang bị sốt.