Rụng trứng thì chắc hẳn bạn nữ nào cũng đã biết, về cơ bản các bạn hiểu đó là yếu tố cần thiết để có thể thụ thai thành công. Nhưng ngày rụng trứng có biểu hiện gì thì không phải bạn nào cũng biết, ngược lại còn nảy sinh thêm nhiều thắc mắc.
Hiện tượng rụng trứng
Quá trình rụng trứng diễn ra khi trứng đã trưởng thành và được giải phóng khỏi buồng trứng được đẩy vào ống dẫn trứng và nó sẽ đi theo ống dẫn trứng đi đến tử cung để gặp tinh trùng. Quá trình thụ thai nếu có đa phần sẽ xảy ra tại 1/3 ngoài vòi trứng. Quá trình thụ thai được tính từ khi ngày trứng thụ tinh tới khi phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi trứng thụ tinh từ 3 đến 4 ngày trứng sẽ bắt đầu di chuyển ra ngoài ống dẫn trứng để vào tử cung và tìm nơi làm tổ.
Một tháng thì đa phần sẽ có một trứng rụng và lúc này niêm mạc tử cung đã dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh. Nếu không có sự thụ tinh xảy ra thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra và có hiện tượng kinh nguyệt.
Ngày rụng trứng có biểu hiện gì?
Thay đổi chất dịch ở cổ tử cung
Chất này tương tự như lòng trắng trứng đó là dấu hiệu cho việc sắp rụng trứng hay đang rụng trứng. Mỗi bạn nữ đều có thể nhận biết được loại dịch này và không phải tất cả các chất dịch ở cổ tử cung đều giống nhau. Sự rụng trứng thường xảy ra vào ngày các bạn nữ có nhiều chất dịch và cảm giác ẩm ướt nhất.
Thay đổi nhiệt độ cơ thể
Hầu hết các bạn nữ sẽ thấy rằng trước khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường. Như khi đến gần thời điểm rụng trứng, nhiệt độ có thể có sự giảm nhẹ, nhưng sẽ tăng lên sau khi rụng trứng. Sự thay đổi nhiệt độ là dấu hiệu cho thấy hiện tượng rụng trứng vừa xảy ra. Các bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể trong một vài tháng là có thể giúp bạn dự đoán được khi nào rụng trứng xảy ra.
Thay đổi vị trí hay độ mềm mại cổ tử cung
Cổ tử cung đi qua nhiều thay đổi khi các chị em rụng trứng. Trong quá trình rụng trứng thì cổ tử cung sẽ mềm, cao, mở và ướt. Còn khi chưa đến kỳ kinh thì khi sờ bề mặt cổ tử cung sẽ có cảm giác giống như đầu mũi hơi cứng và ít lún khi sờ. Đối với hầu hết các bạn nữ sẽ mất một chút thời gian để có thể phân biệt giữa cổ tử cung lúc bình thường như thế nào so với những thay đổi xảy ra khi rụng trứng.
Chế độ dinh dưỡng cho những ngày đèn đỏ
Uống nhiều nước
Luôn là lời khuyên hữu ích bác sĩ đối với mọi người, đặc biệt là với những ngày trong kỳ kinh. Những ngày đèn đỏ, cơ thể bạn thường có các triệu chứng điển hình như: Chuột rút hay đau nhức. Uống đủ nước sẽ làm giảm nguy cơ bị chuột rút, đau nhức…
Ăn trái cây
Một số loại trái cây nhiều nước như: Táo, lê, dưa hấu,… giúp bạn hạn chế cảm giác thèm đường trong những ngày đèn đỏ, đồng thời còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ăn trái cây ngọt sẽ giúp cung cấp đủ đường cho cơ thể được cung cấp đủ lượng đường mà không cần ăn đường tinh luyện.
Rau lá xanh
Những ngày có kinh các bạn thường bị giảm nồng độ sắt đặc biệt, nếu kinh nguyệt ra nhiều. Việc này có thể làm cho bạn cảm mệt mỏi, chóng mặt và đau nhức cơ thể. Vì vậy, các bạn nên bổ sung các loại rau lá xanh như: Rau chân vịt, cải xoăn…để tăng cường lượng sắt cho cơ thể.
Gừng
Gừng có tác dụng chống viêm nên, một ly trà gừng sẽ giúp bạn làm dịu các cơn đau nhức trong ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, các bạn nữ không nên dùng quá nhiều gừng, nếu ăn quá dùng quá nhiều có thể gây ra chứng ợ nóng và đau bụng.
Cá
Cá rất giàu chất sắt, Protein và Axit béo Omega-3. Do đó, ăn cá sẽ giúp kiểm soát được tình trạng giảm nồng độ sắt trong thời kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, Omega-3 sẽ giúp làm giảm bớt cơn đau trong kỳ đèn đỏ.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin khi đến ngày rụng trứng có biểu hiện gì? Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng cần thiết cho những ngày đèn đỏ để giúp các bạn nữ thật thoải mái trong những ngày đến kỳ kinh nhé!