Lượng đường trong máu bao nhiêu là cao?

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở Việt Nam hiện nay. Để tránh căn bệnh ác tính này, mọi người cần kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Vì vậy qua bài biết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu lượng đường trong máu bao nhiêu là cao để chủ động phòng tránh căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Lượng đường trong máu bao nhiêu là cao?

Lượng đường trong cơ thể, hay còn gọi là đường huyết, được đo bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/L. Đường là một nguồn năng lượng chính giúp cơ thể chúng ta hoạt động tốt hơn, là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với tổ chức não bộ cũng như hệ thần kinh.  Trong cơ thể luôn có lượng đường nhất định, tuy nhiên nếu lượng đường tăng cao hơn bình thường sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lượng đường Trong Máu Bao Nhiêu Là Cao
Lượng đường trong máu bao nhiêu là cao?

Chỉ số đường trong cơ thể được đo thành từng thời điểm nhất định, đối với người bình thường thì sẽ có chỉ số theo thời điểm như sau:

  • Khi đói thì lượng đường trong máu là từ 70 mg/dL – 100 mg/dL
  • Sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ thì lượng đường là dưới 140mg/dL
  • Thời điểm trước khi ngủ thì lượng đường là khoảng 100 mg/dL – 150 mg/dL
  • HbA1c dưới 5.7%

Tuy nhiên, lượng đường trong máu cao là khi có chỉ số cụ thể sau:

  • 100 mg/dL – 125 mg/dL khi đói
  • 140 mg/dL – 200 mg/dL sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng
  • HbA1c khoảng 5.7% – 6.4%

Hậu quả khi lượng đường trong cơ thể cao

Đường là nguồn nguyên liệu để cung cấp năng lượng cho tất cả tế bào trong cơ thể khi ở mức bình thường. Tuy nhiên, khi lượng đường cao sẽ có khả năng gây nhiều căn bệnh nguy hiểm như: 

  • Béo phì
  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh về thận, suy thận
  • Nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
  • Suy yếu thị lực dẫn đến mù lòa
  • Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Phá hủy các dây thần kinh gây cảm giác đau ở bàn tay, bàn chân
  • Làm chậm quá trình lành vết thương, dễ gây viêm loét

Cách xác định lượng đường trong cơ thể chính xác

Dưới đây là những cách kiểm tra lượng đường trong cơ thể mà bạn có thể tham khảo là:

  • Kiểm tra lượng đường trước khi ăn: Thực hiện phương pháp này vào buổi sáng, bạn không nên ăn sáng hoặc kiểm tra chỉ số đường huyết sau 8h sau khi ăn.
    Lượng đường Trong Máu Bao Nhiêu Là Cao1
    Lượng đường trong máu bao nhiêu là cao?
  • Kiểm tra lượng đường sau 2h sau bữa ăn: Lượng đường trong cơ thể của người bình thường sẽ giảm xuống dưới mức 140 mg/dL sau 2 tiếng khi ăn. Nếu khi kiểm tra mà nhận thấy lượng đường không giảm, hay thậm chí là cao hơn thì có nghĩa là lượng đường đang ở mức cao.
  • Dùng máy đo đường huyết: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết khác nhau và phù hợp với tất cả mọi người. Chiếc máy này có ưu điểm là tiện lợi, dễ sử dụng ở mọi nơi và có đội chính xác cao.
  • Trực tiếp đến bệnh viện hoặc các trung tâm, cơ sở y tế để kiểm tra.

Những phương pháp giúp ổn định lượng đường trong cơ thể

Để ổn định lượng đường trong cơ thể, bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh cùng tập thể dục hợp lý. Cụ thể sau đây:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để tránh gia tăng lượng đường trong cơ thể, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm béo, đặc biệt là acid béo bão hòa. Nên sử dụng những loại carbohydrate hấp thu chậm, nhiều chất xơ, đặc biệt là ăn nhiều rau quả, trái cây, ăn cá nhiều, hạn chế ăn mỡ động vật.

Ăn thực phẩm màu xanh hoặc đỏ tươi

Những loại thực phẩm xanh, đỏ tươi có nhiều anthocyanins giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu là nho, dâu, quả mọng,..

Cân đối thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn

Bạn nên kết hợp thành phần dinh dưỡng hợp lý, ví dụ như glucid là 60%, protid 20%, lipid 20%. Không được nhịn bữa sáng. Kết hợp protein, tinh bột hài hòa, các loại trái cây, rau củ hợp lí sẽ giúp bạn ổn định lượng đường hiệu quả.

Thường xuyên vận động, tập thể dục

Bạn nên thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút/ngày để giúp ổn định sức khỏe tim mạch và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn đọc nắm rõ lượng đường trong máu bao nhiêu là cao cùng với những phương pháp giúp ổn định đường huyết. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, điều hòa hiệu quả lượng đường trong cơ thể. Cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong cơ thể là bạn nên đi kiểm tra, đo lượng đường thường xuyên nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Managed by tailieuoto.vn DMCA.com Protection Status