Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Vàng da là tình trạng rất dễ bắt gặp ở trẻ sơ sinh, điều này làm cho rất nhiều cha mẹ lo lắng cho sức khỏe của con mình. Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh các bạn nhé!

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da là do lượng Bilirubin hình thành quá nhiều, quá nhanh do các hiện bệnh lý nghiêm trọng về gan hay do vỡ mạch hồng cầu hàng loạt. Việc này khiến cho gan không thực hiện được chức năng đào thải Bilirubin, dẫn đến nồng độ chất này trong máu tăng cao và được biểu hiện lâm sáng trên da là triệu chứng vàng da.

Các nguyên nhân khác gây vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Trẻ bị nhiễm trùng.
  • Di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mà sắc da của trẻ, nếu gia đình có người bị bệnh vàng da thì khả năng trẻ bị vàng da do di truyền là rất cao.
  • Có tình trạng rối loạn di truyền như: Bệnh hồng liềm, hồng cầu hình bia bắn, rối loạn chuyển hóa di truyền Galactose huyết,…
  • Có bệnh như xơ nang hay bị bệnh nhược giáp.
    Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
    Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Dấu hiệu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ rất dễ dàng phát hiện ra bằng mắt, tuy nhiên chúng ta cũng cần thông qua một số dấu hiệu khác của bệnh để xác định được bệnh lý một cách sớm nhất:

  • Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân
  • Nước tiểu màu vàng sẫm
  • Phân màu nhạt hơn so với phân trẻ em bình thường

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Một điều quan trọng bạn nên biết đó là nồng độ Bilirubin quá cao sẽ gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh bé. Đây là hội chứng Kernicterus, việc này có thể làm cho bé điếc và chậm phát triển hoặc bại liệt.

Chính vì lý do trên, khi bé bị vàng da bạn cần nên cho bé được điều trị sớm nhất có thể. Sự chủ quan trước những căn bệnh tưởng chừng như không gây hại cho sức khỏe lại có thể dẫn đến những hậu quả không ngờ đấy nhé!

Xét nghiệm và chẩn đoán cho bé bị vàng da sơ sinh

  • Việc quan sát thông qua mắt của các bác sĩ chuyên khoa cũng giúp phát hiện ra bé có mắc bệnh vàng da hay không. Bác sĩ sẽ nhìn vào mắt bé sau sinh từ 3-5 ngày, đây là khi nồng độ Bilirubin trở nên cao nhất.
  • Nếu có nghi vấn về việc trẻ bị mắc bệnh vàng da, bác sĩ có thể làm xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để kiểm lại một cách chính xác nhất. Với trường hợp trẻ vừa mới sinh đã phát hiện vị vàng thì sẽ được khám ngay.
  • Với các trường hợp trẻ sơ sinh đã về nhà mới phát hiện ra bệnh vàng da, thì các bố mẹ nên quan sát tình trạng của con thông qua các dấu hiệu báo bệnh và cho trẻ đi khám kịp thời.

Dưới đây là một số cách giúp bố mẹ phát hiện ra con bị vàng da một cách chính xác nhất:

  • Mang bé vào phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang để quan sát da bé.
  • Nếu con có làn da trắng, thì bạn hãy nhẹ nhàng ấn ngón tay lên trán, mũi hoặc ngực và tìm kiếm màu vàng trên da sau khi thả ngón tay ra.
  • Nếu con có làn da tối, bạn nên tìm màu vàng trên nướu hoặc tròng trắng của mắt.

Cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Hầu hết các bé bị vàng da sơ sinh sẽ tự khỏi bệnh nhưng khi cần điều trị, liệu pháp quang trị liệu chính là phương pháp đơn giản. Đây là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất cho tới thời điểm này.

Đối với trường hợp bé bị vàng da nặng

Trường hợp tình trạng vàng da ở trẻ trở nên nghiêm trọng khi nồng độ Bilirubin của bé tiếp tục tăng bất kể dù đã được điều trị bằng chiếu đèn tích cực, thì bé cần được đưa vào bộ phận chăm sóc đặc biệt để thay máu. Việc thay máu này sẽ thay thế một lượng máu của em bé có nòng độ Bilirubin cao với máu được hiến có nồng độ Bilirubin bình thường. Từ đó giúp cải thiện máu của trẻ, giúp trẻ mau chóng quay lại trạng thái bình thường hơn.

Trường hợp bé bị vàng da nhẹ

Tình trạng vàng da của trẻ cũng sẽ được cải thiện dần thông qua sữa mẹ. Với một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp sữa mẹ mang nhiều dưỡng chất, giúp trẻ phát triển tốt hơn. Bạn nên cho trẻ bú sữa với chế độ phù hợp sẽ loại bỏ được dần lượng Bilirubin trong máu, từ đó cải thiện tình trạng vàng da.

Designed by taichinh4u.net DMCA.com Protection Status