Tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày thì khỏi?

Các bậc phụ huynh khi có con nhỏ, chắc hẳn sẽ quen với việc cho trẻ đi tiêm phòng định kỳ. Việc tiêm phòng sẽ giúp trẻ phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau. Vậy trẻ khi tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày thì khỏi? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Vắc xin 5 trong 1 là gì?

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 loại bệnh bao gồm các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Tiêm vắc xin 5 trong 1 giúp trẻ cùng lúc phòng được các bệnh nguy hiểm, bên cạnh đó  nó còn tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như giảm tải được số mũi tiêm cho bé cưng. Điều này sẽ giảm thiểu việc bé phải tiêm nhiều lần, gây đau đơn và sốt nhiều.

Hiện nay, vắc xin 5 trong 1 gồm có 2 loại là ComBE Five (Ấn Độ) và Pentaxim (Pháp):

  • Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five (Ấn Độ)
  • Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp)
    Tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày thì khỏi?
    Tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày thì khỏi?

Tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày thì hết?

Thông thường khi trẻ tiêm vắc xin về rất hay bị sốt, điều này làm cho cha mẹ rất lo lắng. Vậy tiêm mũi 5 trong 1 sốt mấy ngày thì hết?

Các bậc phụ huynh cần nên biết, việc bé phát sốt sau khi tiêm chủng là một triệu chứng khá bình thường. Bé sẽ phát sốt nhẹ từ 38-38,5 độ, chán ăn và hay quấy khóc. Biểu hiện này sẽ dần giảm dần sau 1-2 ngày, nên ba mẹ đừng nên quá lo lắng.

Nguyên nhân:  Hiện tượng gây sốt chủ yếu là do sau khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1, thành phần ho gà trong vắc xin Quinvaxem và ComBE Five. Đây là thành phần ho gà loại toàn tế bào (nghĩa là vắc xin tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ), được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ. Nhưng các biểu hiện như, đau, sốt, quấy khóc chỉ là các biểu hiện nhẹ và sẽ hết sau thời gian ngắn. Đối với các trường hợp bé sốt quá lâu hay phản ứng lại với thuốc thì bạn cần nên nghe theo tư vấn cảu bác sĩ và điều trị ngay để đảm bảo an toàn.

Các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin 5 trong 1?

Khi tiêm chủng cho trẻ nhỏ sẽ có những phản ứng tức thời mà bạn có thể quan sát được, dưới đây là một số phản ứng thường gặp:

  • Sưng, đỏ và đau ngay tại chỗ tiêm.
  • Sốt nhẹ dưới 38-38,5 độ.
  • Quấy khóc, khó chịu.
  • Kén ăn và ngủ không sâu như những ngày thường.

Trẻ em còn rất nhạy cảm với những yếu tố về thuốc, đau sốt thất thường sẽ làm cho trẻ vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, bạn cần nên để ý đến sức khỏe của con trẻ trong những ngày vừa tiêm chủng. Nếu bé có những biểu hiện nặng hơn, quấy khóc quá nhiều thì nên lau khăn ấm cho trẻ, dỗ giành trẻ một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt, bạn cần tuân theo các yêu cầu của bác sĩ đã khuyên.

Dấu hiệu bất thường sau khi tiêm mũi 5 trong 1

Tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày thì khỏi?
Tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày thì khỏi?

Sốc phản vệ là một trong những điều mà các bác sĩ và cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ. Dưới đây là một số biểu hiện bạn cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ:

  • Thở khò khè và ngắt quãng kiểu như đứt hơi.
  • Phù nề mặt tiêm hoặc phù nề toàn thân.
  • Sốt cao lên đến 39-40 độ
  • Khóc thét, khóc lớn và co giật.
  • Chỗ tiêm làm mủ

Một khi bạn phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu bất thường trên, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1

  • Mặt quần áo rộng rãi, thoáng mát, và ở phong thông thoáng.
  • Không đắp chăn, không trùm quá kín làm tăng nhiệt độ của trẻ khi sốt.
  • Dùng khăn ấm lau người cho con, lau kỹ ở phần bẹn, nách, bàn tay và bàn chân. Lau khăn ấm không chỉ giúp trẻ giảm nhiệt độ cơ thể mà con giữ được vệ sinh sạch sẽ cho vết tiêm phòng.
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để bổ sung lượng nước đã mất.
  • Trẻ ăn dặm nên cho con ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa.
  • Với vết tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, bố mẹ có thể chườm đá lạnh tại chỗ tiêm để con dễ chịu hơn.
  • Khi vết tiêm làm mủ bạn cần đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn về cách điều trị. Không nên tự sơ cứu, sẽ gây ra nhiễm trùng cho trẻ.
Thiết kế bởi dantaichinh.com DMCA.com Protection Status