Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp và miễn dịch yếu nên thường mắc những chứng bệnh như ho, sổ mũi, ho kéo dài,.. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có thể bị biến chứng nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho bé nên cha mẹ cần lưu ý. Vậy qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn phụ huynh cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh, một chứng bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh

Ho khò khè bắt nguồn do nguyên nhân đường thở hẹp khiến bé khó thở. Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, đường thở ngắn, nhỏ hẹp,.. nên cơ thể bé dễ mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt tỉ lệ cao là ho. Dưới đây là một số cách điều trị hiện tượng ho khò khè cho bé mà phụ huynh có thể thực hiện tại nhà bằng cách nguyên liệu tự nhiên mà không cần uống thuốc kháng sinh:

Cách Trị Khò Khè ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả
Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Mật ong và quất

Quất có vị chua, tính ôn và giải nhiệt tốt nên thường được sử dụng để làm thuốc trị ho, tiêu đờm. Mật ong thì có vị ngọt, tính bình nên có hiệu quả tốt cho tâm, phế, đại trạng,.. Hơn nữa, mật ong còn có hiệu quả giải độc vô cùng hiệu quả. 

Nếu bé bị ho khò khè, bạn có thể áp dụng bài thuốc này để chữa trị cho bé. Dùng quất và mật ong chưng lên với nhau, cho bé uống 3 lần lúc sáng, trưa, và trước khi ngủ. Bài thuốc này sẽ giúp bé tiêu đờm nhanh, điều trị ho khò khè hiệu quả nhanh chóng.

Mật ong và gừng

Gừng cũng là một phương pháp kết hợp với mật ong làm thuốc trị ho hiệu quả, ngoài ra còn có tác dụng tiêu đờm, giảm nôn và giảm đay. Cách thực hiện là cắt mỏng gừng thành lát rồi trộn với mật ong, đem chưng khoảng 15 – 20 phút. Để nguội rồi cho bé uống 3 lần/ngày để có thể điều trị ho tốt nhất.

Đường phèn và lê

Đường phèn cũng là nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối trẻ sơ sinh. Cách thực hiện bài thuốc này là gọt, rửa sạch lê rồi thái thành miếng vừa cho bé ăn, sau đó đem hấp cách thủy với 2 thìa cà phê đường phèn khoảng 20 phút. Để nguội rồi cho bé sử dụng dần dần. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp bé trị ho khò khè hiệu quả, làm dịu vòm họng và giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm phổi.

Ngoài những bài thuốc tự nhiên trên, các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng những cách sau để chữa ho khò khè cho bé:

Vệ sinh mũi, họng cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý

Có nhiều trường hợp bé ho khò khè do dịch nhầy bị đọng lại ở vùng mũi, khiến đường thở bị tắc nghẽn. Vì thế cha mẹ có thể giúp bé khắc phục tình trạng này bằng việc sử dụng nước muối sinh lý. Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi, hút mũi sẽ khiến dịch nhầy trong mũi bị loãng, dễ dàng đưa ra ngoài. Khi đó bé sẽ dễ dàng hít thở, hết bị ho khò khè. 

Lưu ý cha mẹ nên sử dụng phương pháp này từ 2 – 3 lần/ngày, chỉ nên nhỏ 1 – 2 giọt ở mỗi bên mũi, có thể ngâm nước muối ấm khi dùng sẽ có hiệu quả tốt hơn. 

Cho bé uống nước ấm

Đây là phương pháp an toàn và đơn giản nhất. Cho bé uống nước ấm sẽ giúp cổ họng bé thoải mái hơn. Ngoài ra, uống nước ấm cũng có tác dụng trong việc tiêu đờm nên sẽ điều trị được các triệu chứng đau họng, ho khò khè cho bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể dùng nước ấm để tắm hoặc xông hơi cho bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu, thông thoáng ở mũi.

Cách Trị Khò Khè ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả1
Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ ho khò khè kéo dài

Nếu sau vài ngày tích cực điều trị mà triệu chứng ho khò khè ở bé vẫn không giảm, hay thậm chí là nặng hơn và xuất hiện thêm những dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:

  • Da mặt, vùng môi, móng tay xanh tím hoặc tái xanh
  • Ho, thở khò khè kèm sốt cao
  • Ho khò khè kéo dài lên 2 – 3 tuần mà không giảm
  • Xuất hiện tình trạng nôn ói, môi khô
  • Ngủ li bì, thường xuyên quấy khóc dữ dội

Cha mẹ nên sắp xếp cho bé đi khám nhanh chóng khi thấy những dấu hiệu trên để điều trị kịp thời cho bé, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu những cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé hiệu quả, an toàn để bé có sức khỏe tốt nhất. Cha mẹ nên chăm sóc và theo dõi tình trạng bệnh của bé để áp dụng phương pháp điều trị hợp lý, và đặc biệt lưu ý đưa bé đi khám nếu tình trạng ho khò khè kéo dài, gây thêm những biểu hiện khác. 

Powered by nhakhoaquocte108.com

DMCA.com Protection Status