Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?

Bất kỳ triệu chứng nào bất thường xảy ra ở trẻ cũng đều sẽ được bố mẹ quan tâm. Đặc biệt là đối với trẻ 2 tuổi, triệu chứng ngủ giật mình sẽ khiến bố mẹ lo lắng ít nhiều. Vậy trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục?

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?
Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?

Hiện tượng ngủ hay giật mình ở trẻ

Đối với con người, ngủ được xem mà một trong những nhu cầu sinh lý tự nhiên giúp cân bằng các yếu tố nội và ngoại sinh của cơ thể. Giấc ngủ sẽ có chức năng giúp cho sức khỏe của cơ thể được phục hồi và phát triển. Đối với trẻ em, giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trí não. 

Vì vậy, các triệu chứng bất thường có liên quan đến giấc ngủ của trẻ, cụ thể là ngủ giật mình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của trẻ nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời.

Biểu hiện ngủ giật mình ở trẻ

Các triệu chứng biểu hiện tình trạng ngủ giật mình ở trẻ có thể là:

  • Sau khi ngủ vài giờ, trẻ đột nhiên vùng vẫy hoặc ngồi dậy, la khóc.
  • Trẻ bộc lộ sự căng thẳng, sợ hãi, thậm chí mắt có thể mở to nhưng vẫn đang ngủ, mẹ không thể dỗ cho trẻ yên và cũng không thể đánh thức trẻ tỉnh được.
  • Trẻ giật mình sau đó sẽ tiếp tục ngủ thiếp đi, không nhớ gì về những gì đã xảy ra vào sáng hôm sau.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình

Có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng ngủ hay giật mình ở trẻ 2 tuổi, cụ thể:

Do tác động của môi trường

  • Chỗ ngủ của trẻ không được thoải mái, quá sáng, có nhiều tiếng ồn tác động không tốt đến giấc ngủ của trẻ.
  • Quần áo chật, không mềm mại khiến trẻ cảm thấy khó chịu, từ đó dẫn đến tình trạng giật mình, ngủ không sâu giấc.

Nguyên nhân sinh lý

  • Khi tiêu tiện hoặc đại tiện trẻ sẽ gồng mình để tống các chất thải ra ngoài, điều đó cũng sẽ khiến cho trẻ ngủ giật mình.
  • Trẻ giật mình có thể do quá no hoặc quá đói lúc ngủ.

Do các bệnh lý

  • Thiếu canxi khiến cho quá trình trao đổi chất ở hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng đồng thời gây ức chế giấc ngủ sâu khiến trẻ khó ngủ, giật mình.
  • Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý có thể gây nên tình trạng ngủ giật mình ở trẻ.
  • Hạ canxi huyết là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ, biểu hiện là trẻ rất dễ kích động và phản ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường. Do vậy, khi canxi huyết của trẻ bị hạ sẽ khiến trẻ ngủ không sâu, hay quấy khóc và giật mình. 
  • Những bệnh lý có liên quan đến hệ thần kinh như tổn thương dây thần kinh hay rối loạn thần kinh bẩm sinh ở trẻ cũng là nguyên nhân gây giật mình lúc ngủ ở trẻ.
  • Các biểu hiện ngứa, rát, tổn thương ở da hoặc có côn trùng chui vào tai lúc ngủ cũng sẽ khiến trẻ giật mình.

Các biện pháp khắc phục triệu chứng ngủ giật mình ở trẻ

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?
Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì triệu chứng ngủ giật mình ở trẻ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ ngon của trẻ, khiến trẻ ngủ không sâu. Để hạn chế được tình trạng này, bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Chuẩn bị không gian ngủ phù hợp, có nhiệt độ và ánh sáng ổn định, yên tĩnh.
  • Vệ sinh giường ngủ cho trẻ là một việc làm rất cần thiết để tránh sự xâm nhập của côn trùng.
  • Cho trẻ mặc đồ có chất liệu mềm mại để có thể thoải mái nhất khi ngủ.
  • Không để trẻ ăn quá ít hoặc quá nhiều để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ, có thể tìm thấy nguồn canxi dồi dào ở sữa và các thực phẩm được làm từ sữa như sữa chua, phô mai hoặc từ hải sản, cá, đậu…
  • Trẻ cần được mẹ ôm vào lòng khi ngủ giật mình, không sâu giấc. Đây được xem là một trong những cách đơn giản nhất để trẻ cảm giác được bảo vệ, che chở an toàn.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình. Hy vọng bố mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm để chăm sóc trẻ tốt hơn. Nếu triệu chứng ngủ giật mình ở trẻ kéo dài, hãy đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

Powered by nhakhoaquocte108.com DMCA.com Protection Status