Chữa bệnh cho bà bầu chúng ta cần phải chú ý rất nhiều điều. Bởi khi chữa bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vậy cách chữa thủy đậu cho bà bầu như thế nào mới đúng cách, cùng theo dõi bài viết bên dưới để đúc kết ra cách điều trị an toàn nhất nhé!
Bệnh thủy đậu là bệnh gì?
Bệnh thủy đậu giân gian hay còn gọi là trái rạ – Thủy đậu là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và có thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 tuần.
Tần suất mắc bệnh thủy đậu ở bà bầu
Đối với trường hợp đã mắc bệnh
Các mẹ bầu trước khi mang thai đã mắc bệnh hoặc đã tiêm vắc xin phòng bệnh thì không cần lo lắng nhiều, vì cơ thể sẽ hoàn toàn kháng bệnh.
Trường hợp chưa mắc bệnh
Đối với các trường hợp chưa mắc bệnh các bạn cũng nên biết thông tin rằng:
- Theo nghiên cứu dịch tễ học tại Anh và Mỹ, tần suất mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ vào khoảng 3/1.000. Ở Mỹ mỗi năm có ít nhất 3 triệu phụ nữ mang thai, như vậy có khoảng 9.000 trường hợp bà bầu mắc thủy đậu mỗi năm.
- Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tần suất mắc bệnh thủy đậu lần đầu trong thai kỳ vào khoảng 5/10.000 – 7/10.000, do hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.
Lưu ý: Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu là rất cao, vậy nên các bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật cẩn thận khi không may mắc bệnh.
Cách chữa thuỷ đậu cho bà bầu hiệu quả
Đối với phụ nữ mang thai bị mắc bệnh thủy đậu bạn cần lưu ý chữa bệnh cho bà bầu một cách cẩn thận, dưới đây là các bước chữa bệnh mà bạn có thể tham khảo:
- Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên đi làm vì đây là bệnh có thể lây nhiễm.
- Bổ sung nhiều nước, dùng thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa, cũng như bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Trường hợp có biểu hiện sốt có thể uống thuốc Paracetamol để hỗ trợ hạ sốt và giảm mệt mỏi.
- Cần giữ vệ sinh thân thể thật tốt, tắm rửa, hạn chế tối đa tác động làm vỡ những bóng nước, vì nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm rất nghiêm trọng.
>>>XEM NGAY: Bị thủy đậu có tắm được không?
Trong trường hợp sản phụ bị phơi nhiễm với bệnh nhưng trước đây chưa từng bị thủy đậu hoặc tiêm phòng:
- Bác sĩ sẽ chỉ định dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) để tránh các biến chứng của căn bệnh. Cần hiểu rằng việc dùng VZIG chỉ giúp ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra với người mẹ chứ không phòng tránh cho thai nhi khỏi nhiễm trùng, hay loại bỏ được hội chứng thủy đậu bẩm sinh và bệnh thủy đậu sơ sinh.
- Để giúp ích và bảo vệ được thai nhi, một loại VZIG khác chuyên dùng cho trẻ sơ sinh mới là sự lựa chọn thích hợp. Khi bệnh thủy đậu thai kỳ diễn tiến nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến viêm phổi, tiêm Acyclovir đường tĩnh mạch để ức chế sự phát triển của VZV được xem như một cách chữa thuỷ đậu cho bà bầu và giảm tác động tiêu cực đến em bé.
Những hệ lụy nguy hiểm có thể gặp nếu mắc thủy đậu khi mang thai
Thai phụ nếu không may nhiễm bệnh thủy đậu sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm phổi do virus Varicella 10 – 20%, trong số người viêm phổi do virus này nguy cơ tử vong lên đến 40%. Đối với những thai phụ mắc bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, những ảnh hưởng của bệnh đối với thai nhi sẽ tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:
- Trong 3 tháng đầu, đặc biệt từ tuần thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi mắc phải Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng này là những bóng nước để sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, dị tật đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển về tâm thần, trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/tắc ruột… Trong số những trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có 30% trẻ sẽ tử vong trong những tháng đầu đời, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.
- Trường hợp người mẹ nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh sẽ dễ bị thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong của bé sơ sinh lúc này lên đến 25 – 30% trên số trường hợp bị nhiễm.
>>>>[ĐỌC NGAY] Bệnh thuỷ đậu có bị 2 lần không?
Phòng ngừa bệnh thủy đậu ở bà bầu
- Bạn nên đi tiêm chủng vắc xin, đây là cách phòng ngừa thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất với khả năng miễn dịch hoàn toàn lên đến 90%. Khi đã tiêm ngừa mà vẫn mắc thủy đậu thì bệnh cũng rất nhẹ, rất ít mụn nước, và thường không gây biến chứng đáng kể nào.
- Chú ý không nên tiếp xúc với người mắc thủy đậu, cũng như giữ vệ sinh môi trường sống và thân thể và đặc biệt là rửa tay kỹ lưỡng trong thời gian mang thai.
- Đặc biệt, đối với phụ nữ có dự định sinh con nên đi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu khi còn trẻ hoặc trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
- Không được tiêm loại vắc xin thủy đậu khi đang có thai vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều.
Kết luận: Bài viết đã chỉ ra một số ảnh hưởng khi mẹ bầu đang mang thai mắc bệnh thủy đậu. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, việc tiếp cận với các cơ sở y tế rất dễ dàng nên các mẹ bầu cần nên đi khám và nghe tư vấn của bác sĩ về việc tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai để đảm bảo an toàn. Việc chuẩn bị một sức khỏe thật tốt trước khi mang thai, sẽ giúp sức khỏe của mẹ và bé khỏe mạnh hơn.