Cách chữa giun kim ở trẻ em

Giun kim là căn bệnh khá phổ biến và thường xuyên xảy ra với trẻ em. Giun kim sinh sôi, phát triển mạnh mẽ nhất ở khu vực hậu mộ của trẻ và thức ăn của chúng chính là máu của vật chủ. Nếu để giun kim tồn tại quá lâu trong cơ thể bé sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cách chữa giun kim ở trẻ em dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao.

Nguyên nhân gây bệnh giun kim ở trẻ

Giun kim được hình thành do cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng. Xét về hình thái, giun kim có màu trắng sữa và đầu hơi phình ra, miệng có 3 môi. Chiều dài giun đực ước tính khoảng 2-5 mm, có gai sinh dục và đuôi khá cong. Giun cái dài 9-12 mm, đuôi nhọn và dài. Giun kim có thể lây truyền bệnh qua một số phương thức sau:

Cách chữa giun kim ở trẻ em
Cách chữa giun kim ở trẻ em

Qua hệ tiêu hoá

Trẻ em dùng tay để gãi hậu môn có chứa trứng của giun kim, sau đó cầm nắm thức ăn hoặc thực hiện việc mút tay liên tục. 

Qua các đường truyền nhiễm khác

Có một số trường hợp hiếm gặp khiến bé mắc bệnh giun kim, cụ thể là khi trứng giun kim chuyển hoá sang ấu trùng. Khi đó, ấu trùng giun kim ở nếp hậu môn sẽ dễ dàng trào ngược lên manh tràng và phát triển thành giun trưởng thành. 

Xem thêm:  [HƯỚNG DẪN] Cách lộn bao quy đầu cho bé trai nhanh chóng và không đau

Những triệu chứng thường gặp của bệnh giun kim ở trẻ em

Khi cơ thể trẻ bị mắc bệnh giun kim sẽ gây ra rất nhiều các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất:

  • Xung quanh vùng hậu môn bị ngứa, đặc biệt là vào ban đêm. Đây là triệu chứng phổ biến nhất và chính là đặc hiệu của căn bệnh.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc vào nửa đêm khi mắc bệnh giun kim. Có thể dễ dàng nhìn thấy được giun kim cái ở rìa hậu môn của bé. 
  • Trong quá trình bé đi đại tiện, ấu trùng giun kim sẽ xuất hiện ở trong phân. 
  • Bé có nguy cơ bị viêm ruột thừa khi giun kim chui vào trong ruột thừa.
  • Giun kim có thể khiến bé mắc phải các căn bệnh kéo dài, gây thiếu máu mạn tính.

Những cách chữa giun kim ở trẻ em hiệu quả nhất

Giun kim có thể được điều trị dứt điểm nếu thực hiện đúng phương pháp. Nên sử dụng thuốc để giun kim nhanh chóng bị loại bỏ khỏi cơ thể bé. Có một số loại thuốc điều trị giun kim hiệu quả và không gây ra nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Mebendazole

Các bậc phụ huynh nên mua loại 500 mg cho bé sử dụng. Mebendaloze rất thích hợp với các bé vì mang hương vị ngọt của trái cây hoặc có chứa hương thơm. Thuốc có công dụng làm thoái hoá cấu trúc ruột của giun và loại bỏ giun ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. 

Xem thêm:  Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi nguyên nhân do đâu?

Albendazole

Đây là một dạng viên nén có chức năng ức chế sự phát triển của các loại ấu trùng hoặc các loại giun trưởng thành. Chỉ được sử dụng thuốc đối với những trẻ trên 2 tuổi. Nếu bé chưa đủ 2 tuổi mà cha mẹ phát hiện bị mắc nhiễm giun sán thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời thăm khám và chữa trị.

Cách chữa giun kim ở trẻ em
Cách chữa giun kim ở trẻ em

Lưu ý một số cách ngăn ngừa bệnh giun kim 

Nên có sự đề phòng nhất định để tránh được các hậu quả không mong muốn do bệnh giun kim gây ra. Cục y tế đã đưa ra các biện pháp dự phòng như sau:

  • Ăn chín uống sôi.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên, cụ thể như cắt móng tay, móng chân cho trẻ…
  • Đề cao ý thức bảo vệ môi trường sống không bị nhiễm phân. Đồng thời, vệ sinh sạch nên nhà và quần áo của trẻ em.
  • Cho trẻ mặc những loại quần áo kín, rửa vùng hậu môn hàng ngày vào buổi sáng bằng xà phòng.
  • Thực hiện việc tẩy giun định kỳ cho trẻ, 1 năm hai lần. Độ tuổi từ 2-12 có nguy cơ mắc bệnh giun kim rất cao, cha mẹ nên lưu ý để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.

Bài viết trên đã cung cấp một số cách chữa giun kim ở trẻ em hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Hy vọng các cha mẹ sẽ chăm sóc trẻ chu đáo và ngăn chặn được những mầm mống gây ra bệnh giun kim ở trẻ. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để chữa trị nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

DMCA.com Protection Status