Lao hạch là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay xuất hiện ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Đặc biệt là lao hạch ở trẻ em đang có xu hướng tăng mạnh đáng kể. Để tìm hiểu xem bệnh lao hạch có nguy hiểm không? Mời các bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Bệnh lao hạch là gì?
Bệnh lao hạch ngoại biên là thể lao thường gặp nhất với các vị trí như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn, hoặc có thể xuất hiện các hạch nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo. Người bệnh xuất hạch sưng to một hoặc nhiều hạch. Hạch to dần, không đau, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, da vùng hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ.
Nguyên nhân gây ra bệnh lao hạch?
Nguyên nhân gây bệnh lao hạch là trực khuẩn lao, phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis. Các hạch viêm ngoại vi là vị trí mà vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, cư trú và dẫn đến lao hạch. Các vi khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn ở niêm mạc miệng, vết hở do chấn thương, người bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng của bệnh lao hạch
Bênh lao hạch được chia làm 3 loại chính, ở mỗi thể khác nhau sẽ có các biểu hiện và triệu chứng đặc trưng. Dưới đây là thông tin cụ thể về từng thể trong lao hạch:
Viêm hạch thông thường
Nguyên nhân do các tổn thương ở răng, miệng, mũi… tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập và gây ra bệnh lao hạch. Trong trường hợp này, các bạn có thể quan sát được các hạch rất nhỏ, chỉ bằng các hạt ngô. Các hạch nhỏ lẫn trong các mô xung quanh. Khi hạch nổi ngoài da có thể sờ thấy, lúc đó hạch đã sưng to. Viêm hạch thông thường chúng ta sẽ không thấy đau, hạch mềm và có quá trình phát triển khá lâu, có thể lên đến vài tháng.
Viêm hạch do nhiễm khuẩn
Hạch do bị nhiễm khuẩn gây ra sẽ gây đau cho người bệnh. Hạch có xu hướng sưng to, đau nhức, nếu bạn sử dụng kháng sinh hạch trở nên nhỏ lại đỡ đâu hơn thì có thể xác đinh được nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn gây ra. Ở một số trường hợp khác, hạch có thể lúc đau lúc không.
Hạch khối u
Khi bạn phát hiện ra các hạch có đặc điểm cứng, to và phát triển nhanh. Thêm vào đó, gốc hạch có chân lan tỏa như rễ cây lan vào các tổ chức xung quanh, thì có nguy cơ đây là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.
Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?
Hiện tại, bệnh lao hạch này được điều trị theo 2 phương pháp là nội khoa và ngoài khoa. Bệnh có thể điều trị dứt điểm với 4 loại thuốc chống lao căn bản. Tuy nhiên, kết quả của việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không còn tùy thuộc rất nhiều ở người bệnh. Việc tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ, thực hiện nghiêm túc quá trình sử dụng thuốc thì bệnh sẽ tiến triển tốt. Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng giờ và theo đúng liều lượng đã kê. Không nên tự ý bỏ thuốc, quên uống thuốc nhiều lần,.. thì tình trạng bệnh sẽ kéo dài hơn.
Bệnh lao phần lớn do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Nên sức đề kháng của bệnh nhân cao thì mới chống chọi lại vi khuẩn gây bệnh. Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học giúp bạn tăng cường sức đề kháng tốt hơn. Từ đó, giúp hỗ trợ cho việc điều trị bệnh nhanh có kết quả.
Phòng ngừa bệnh Lao hạch
Bệnh lao hạch nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, các bạ đọc cần phải có những biện pháp phòng tránh hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
- Thiết lập chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, việc này không chỉ tốt sức khỏe mà còn giúp cho sức đề kháng của bạn tốt hơn.
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận, không để tình trạng sâu răng sảy ra. Nếu bị sâu răng hay có bất cứ bệnh về răng miệng, bạn nên đi khám và chữa trị dứt điểm.
- Trường hợp mắc bệnh lao hạch, bạn cần tuân thủ điều trị theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa lao để điều trị dứt điểm. Không nên để vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác.