Bệnh viêm môi hay chàm môi

Hiện nay bệnh da liễu rất dễ gặp vì có nhiều vấn đề về môi trường làm ảnh hưởng đến các vấn đề da cơ thể cũng như da mặt. Nói đến bệnh da liễu thì chắc bệnh viêm môi hay chàm môi là một bệnh không hề xa lạ. Vậy bệnh viêm môi hay chàm môi là gì?

Bệnh Viêm Môi Hay Chàm Môi 1
Bệnh viêm môi hay chàm môi

Bệnh viêm môi hay chàm môi

Bệnh viêm môi hay chàm môi là tình trạng viêm da, xuất hiện quanh vùng môi miệng. Tuy là một loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm cho người mắc phải rất khó chịu và mất tự tin.

Vùng da bị chàm sẽ xuất hiện tình trạng khô rát, nứt nẻ, ngứa ngáy và đau rát. Triệu chứng của bệnh cũng gần giống như các bệnh da liễu khác. Yếu tố gây nên bệnh viêm môi không phải cho vi khuẩn hay do virus vì vậy chàm môi sẽ không thể lây từ người này  sang người khác, nên bệnh nhân có thể yên tâm giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tuy không lây từ người này sang người khác nhưng nếu bệnh không được chữa trị dứt điểm sẽ lây lan rộng qua những vùng lân cận, nghiêm trong hơn có thể gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn,…

Tác nhân chủ yếu gây bệnh chàm môi như:

Yếu tố nội sinh do di truyền, mắc các bệnh  lý về dị ứng miễn dịch, thường gặp phải tình trạng căng thẳng, thay đổi hoocmon, nội tiết tố, rối loạn hệ thân kinh, thiếu hụt những chất vi lượng,…

Yếu tố ngoại sinh do khí hậu thời tiết, môi thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học, thói quen liếm môi, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, dị ứng với một số chất,…

Những biểu hiện của bệnh chàm môi như nứt nẻ môi, vết nứt chảy máu, khu vực môi xuất hiện những vết lở, có những mụn nước li ti chứa dịch bên trong,…

Cách chữa bệnh viêm môi hay chàm môi

Bệnh Viêm Môi Hay Chàm Môi
Bệnh viêm môi hay chàm môi

Nếu như bệnh chàm môi do yếu tố ngoại sinh gây ra thì nên hạn chế tiếp  xúc với những chất hóa học. Còn khi do yếu tố nội sinh là do cơ  địa của mỗi người nên sẽ rất khó kiểm soát. Một vài cách chữa bệnh viêm môi như:

  • Dùng mật ong

Lấy một ít mật ong và thoa một lớp mỏng lên  môi rồi giữ trong 30 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

  • Sử dụng dầu dừa và một số loại dầu thực vật khác như dầu hướng dương, dầu oliu

Lấy khoảng một thìa dầu rồi thoa lên môi sau đó chờ 1 tiếng để da khô rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

  • Lá trầu không

Lấy một ít lá trầu không đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó giã nát lá trầu không, lọc lấy nước bỏ phần lá. Sử dụng phần nước thoa lên môi để tầm 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Có thể sử dụng 2-3 lần một ngày.

  • Ngoài ra còn có thể sử dụng một số loại thuốc như:

Nhóm thuốc bôi để dưỡng ẩm: Eucerin, Lubriderm và Aquaphor.

Thuốc kháng Histamin dạng này thường được kê theo toa để uống hoặc là dạng thuốc mỡ bôi ngoài da. Lưu ý khi sử dụng thuốc này sẽ gây ra một số tác dụng phụ chóng mặt, buồn nôn,…

Thuốc steroid dùng để bôi lên vùng chàm nhưng chỉ thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn vì sử dụng lâu dài sẽ gây ra tình trạng rạn da, làm mỏng da có thể xấu hơn sẽ làm cho da bị đổi màu.

  • Bên cạnh những cách chữa trên thì cũng nên ăn uống một cách hợp lý giàu dinh dưỡng và giữ vệ sinh môi sạch sẽ bằng cách:

Luôn giữ vệ sinh môi sạch sẽ, luôn giữ ẩm môi và tẩy tế bào chết cho môi 1-3 lần/tuần.

Khi bị khô nứt môi tuyệt đối không được liếm và không được bóc những lớp vẩy thừa trên môi.

Không ăn những thức ăn cay nóng và luôn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều chất xơ và vitamin A, C, E để tạo được một làn da khỏe mạnh.

Luôn để tâm trạng thoải mái, vui tươi. Không để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, stress.

Khi đã phát hiện bệnh viêm môi hay chàm môi tốt nhất chúng ta nên điều trị sớm nhất để tránh kéo dài sẽ làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Mong rằng những thông tin về bệnh viêm môi hay chàm môi sẽ có ích cho các bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Powered by nauanmoingay.net

DMCA.com Protection Status