Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi phải xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi phải xử trí như thế nào? Trẻ sơ sinh bị ho đôi khi còn có nhiều đờm. Gây nghẹt mũi, khó thở, gây cản trở cho bé khi bú bình hoặc bú mẹ. Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng vẫn chưa được hoàn thiện hoàn toàn do đó khả năng xử lý chất nhầy rất kém, trẻ sơ sinh sẽ ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Tuy nhiên, đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng….

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi phải làm sao?

Do sức khỏe cũng như sức đề kháng của trẻ còn yếu nên nếu kết hợp cùng những yếu tố như thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn hay khói thuốc lá… sẽ dễ khiến cho trẻ sơ sinh bị ho. Do trẻ chưa thể tự chăm sóc cho mình nên các phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho nhẹ

Nếu nguyên nhân gây ho ở trẻ là do sự thay đổi của khí hậu khiến trẻ bị cảm lạnh sổ mũi và có thể kèm theo sốt hoặc không, bé vẫn có thể chơi đùa hoạt động bình thường thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần giữ gìn để trẻ chơi ở trong nhà, hạn chế để trẻ ra ngoài sẽ dễ gặp gió làm bệnh ho nặng hơn. Tuyệt đối không nên để trẻ ngồi trong phòng bật điều hòa hay để quạt thẳng vào người mà nên để quạt xoay.

Khi trẻ sơ sinh bị ho và sốt nhẹ, bố mẹ có thể nấu cháo thịt với hành, gừng hoặc lá tía tô để giải cảm cho bé, đồng thời cũng giảm bớt các triệu chứng ho. Bổ sung cho bé nhiều vitamin C trong các loại trái cây như cam, chanh, bưởi… cũng giúp nhanh hết ho và tăng cường sức đề kháng, tuy nhiên không khuyến khích áp dụng với những trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Nếu chưa thấy yên tâm, các phụ huynh có thể đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc cho trẻ. Thông thường với trường hợp này, siro hoặc thuốc kháng sinh liều nhẹ là 2 loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng.

Trẻ sơ sinh bị ho nặng

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nặng thì sẽ có những triệu chứng như ho liên tục, kéo dài kèm theo sốt cao. Việc ho nhiều khiến trẻ nhỏ bị mất sức, người mệt mỏi, đồng thời bé cũng lười ăn và hay quấy

Khi thấy trẻ có những dấu hiện ho nặng thì các phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để xác định xem chính xác nguyên nhân cũng như tìm ra phương pháp trị ho nhanh chóng và hiệu quả. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ho nặng cũng không khác so với trẻ khi bị ho nhẹ. Có chăng chỉ là bố mẹ cần làm sao cho trẻ dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng đúng theo đơn của bác sĩ. Các mẹ nên cho bé dùng hết thuốc cho dù những triệu chứng ho, sốt của bé đã biến mất. Nếu như trẻ có dấu hiệu bị dị ứng với một tỏng những thành phần của thuốc thì nên ngừng lại và đưa trẻ tới ngay bác sĩ để có hướng giải quyết.

Một số phương pháp dân gian giúp trẻ bị ho có đờm và sổ mũi

Tắc chưng đường phèn

Tắc chưng đường phèn chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh Đây là một trong những bài thuốc lâu đời và được tin dùng nhất. tắc hay còn gọi là quất chưng đường phèn sẽ giúp cho bé được trừ ho, loại bỏ đờm. Cách thực hiện khá đơn giản: Mẹ sử dụng 2 trái tắc xanh bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ sau đó chưng cất cùng một ít đường phèn vào chén và hấp cách thủy trong khoảng 15 đến 20 phút. Để nguội sau đó cho bé uống. Mỗi ngày chỉ cần cho uống khoảng 3 lần và mỗi lần một muỗng cà phê.

Chanh đào

Chanh đào là loại quả quá quen thuộc trong việc điều trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh và cả người lớn. Với quả chanh đào, chúng ta có rất nhiều cách như chanh đào ngâm muối, mật ong, đường phèn. Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm, chúng ta nên sử dụng cách hấp cách thủy chanh đào với đường phèn. Chanh đào rửa sạch, cắt thành từng miếng mỏng, sau đó cho đường phèn vào chanh và hấp cách thủy trong khoảng 15 phút đến 20 phút. Mỗi ngày cho bé uống khoảng 3 lần và mỗi lần là một muỗng cà phê.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Củ nén (củ hành tăm)

Củ nén – củ hành tăm chữa ho có đờm Củ nén hay còn được gọi là củ hành tăm họ hàng với củ tỏi. Đây là loại gia vị phổ biến ở miền Trung nước ta. Theo các nhà khoa học, củ nén có tính kháng sinh cao, có tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng, cảm cúm, ho và viêm họng rất tốt. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: sử dụng 10 củ nén cùng một ít đường phèn, rượu trắng. Củ nén giã nhuyễn, cho đường phèn vào và đun cách thủy sẽ cô lại được khoảng 4 đến 5 muỗng canh, để nguội và cho trẻ uống.

Một số mẹo vặt khác:

  • Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ hàng ngày 1 đến 2 lần. Nếu nước mũi nhiều và đặc, mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi, chú ý hút thật nhẹ nhàng ở hai bên mũi để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Sử dụng dầu ô liu: Dùng dầu ô lưu bôi vào phần mềm bên tỏng lỗ mũi sẽ giúp cho niêm mạc mũi khỏe mạnh và tống vi khuẩn ra ngoài.
  • Dùng sữa mẹ: mỗi ngày mẹ nên nhỏ từ 2 đến 3 lần sữa mẹ vào lỗ mũi của trẻ. Sau khoảng 4 đến 5 ngày trẻ sơ sinh sẽ hết triệu chứng sổ mũi.
  • Sử dụng lá hẹ: lá hẹ không chỉ là một loại rau thông thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày mà còn có tác dụng kháng viêm, chữa ho, long đờm rất tốt cho hệ hô hấp. Lá hẹ mẹ đem rửa sạch, hấp cách thủy cùng với đường phèn sau đó chắt lấy phần nước cho bé uống mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần.

Benhvienlongxuyen.com cung cấp thông tin dược liệu tự nhiên chăm sóc sức khỏe thường ngày cho mẹ và bé với mục đích tham khảo. Không nên tự ý sử dụng các dược liệu hay bài thuốc. Quý vị hãy tham khảo theo ý kiến Thầy thuốc / Bác sỹ chuyên khoa. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by wpvina.com

DMCA.com Protection Status