Ở những giai đoạn phát triển đầu tiên của con yêu, chắc hẳn ba mẹ nào cũng sẽ đặc biệt quan tâm và muốn tìm hiểu về cân nặng của bé. Vậy bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu là đủ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vấn đề này nhé!
Đánh giá cân nặng của bé như thế nào?
Việc đánh giá cân nặng của bé được thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ là chiếc cân. Thông thường, ba mẹ nên thực hiện cân cho bé vào một ngày nhất định trong tháng và đặc biệt lưu ý để có được một kết quả chính xác nhất thì nên đo cân nặng vào buổi sáng.
Ngoài ra, để có một chỉ số cân nặng chính xác cho trẻ, ba mẹ nên cân sau khi bé tiểu và trước khi bé ăn, đồng thời cởi bỏ bớt quần áo dày và tã lót.
Bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu?
Đối với các trẻ sơ sinh, thông thường sẽ có cân nặng lúc chào đời rơi vào khoảng 3,2 đến 3,8kg. Bé sẽ tăng cân đều hằng tháng khi được ăn uống đầy đủ nếu sinh đủ tháng, phát triển bình thường, khỏe mạnh. Trung bình ở 3 tháng đầu cân nặng của bé sẽ tăng rất nhanh, cụ thể là 1.000 đến 1.200g trong một tháng. Đến 3 tháng tiếp theo sẽ tăng từ 500 đến 600g và 6 tháng tiếp theo cân nặng sẽ được tăng chỉ từ 300 đến 400g. Hiện tượng không tăng cân ở các bé 6 tháng tuổi thường ít gặp.
Thông thường, khi được 6 tháng tuổi cân nặng của bé sẽ nặng gấp đôi so với trước khi sinh. Tuy nhiên, phụ thuộc vào giới tính và những yếu tố ảnh hưởng khác mà có sự khác biệt về chỉ số cân nặng ở từng bé. Nếu bé được chăm sóc đúng cách thì vào thời điểm 6 tháng tuổi, cân nặng chuẩn sẽ ở mức:
- Bé trai khi 6 tháng tuổi sẽ nặng ở khoảng 7.2 đến 8.9kg.
- Bé gái khi 6 tháng tuổi sẽ nặng ở khoảng 6.4 đến 8.3kg.
Nếu thấy cân nặng của bé gặp bất thường, cụ thể là cao hơn hay thấp hơn so với mức trên thì rất có nguy cơ bé béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng mà ba mẹ cần điều chỉnh các bữa ăn cho bé hợp lý hơn.
Những yếu tố có ảnh hưởng đến cân nặng của bé
Phụ huynh cần phải nắm các yếu tố đã tác động đến sự phát triển của bé để có thể có những hướng chăm sóc con tốt hơn. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé:
Gen di truyền
Chắc hẳn ai cũng biết yếu tố di truyền sẽ có những tác động to lớn đến sự phát triển cũng như kích thước cơ thể của bé. Bé sẽ nhận được đầy đủ các đặc điểm di truyền của ba và mẹ, do đó cân nặng hay nhóm máu của ba mẹ cũng sẽ có những ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Môi trường sống và chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh gen di truyền thì cân nặng sẽ còn phụ thuộc rất nhiều bởi chế độ dinh dưỡng và các yếu tố bên ngoài môi trường. Chẳng hạn, khi bé gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng thì quá trình phát triển về thể chất của bé sẽ chậm lại, điều đó sẽ tác động đến xương, răng và kích thước các bộ phận của cơ thể và khả năng phát triển của bé vì thế mà bị trì hoãn.
Ngược lại, bé sẽ bắt kịp sự phát triển nếu được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do đó, để bé có thể phát triển đúng chuẩn thì ở mỗi giai đoạn phát triển của bé, ba mẹ nên cung các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường bên ngoài như điều kiện của môi trường, khí hậu…cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến cân nặng của bé.
Cách chăm sóc của ba mẹ
Một trong những yếu tố có tác động lớn đến sự phát triển của bé về tinh thần, thể chất, và cảm xúc của trẻ đó là sự chăm sóc, quan tâm của ba mẹ. Do đó, cân nặng của bé cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, sự gần gũi của ba mẹ với bé.
Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú
Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng đặc biệt đến cân nặng và sự phát triển của bé về sau. Theo nghiên cứu, các biểu hiện tâm lý mệt mỏi, căng thẳng của mẹ lúc mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm sự phát triển của bé cả về trí não và vận động.
Bên cạnh đó, nếu trong thời gian cho bé bú mẹ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu như axit folic, canxi, DHA…sẽ giúp cho hệ xương phát triển và tăng cường được sức đề kháng cho bé. Nhờ đó mà trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều hơn.
Với bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp được cho bạn những thắc mắc về vấn đề bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu. Với những thông tin đã chia sẽ ở trên, hy vọng ba mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc nuôi con.