Dị ứng thuốc kháng sinh là một tình trạng thường gặp khi điều trị bệnh. Ban đầu, dị ứng thuốc kháng sinh sẽ gây ra một số triệu chứng nhẹ, thế nhưng nếu để tình trạng kéo dài có thể làm ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay, có khá nhiều cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có thể bảo vệ sức khoẻ của mình một cách tốt nhất.
Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh hiệu quả
Triệu chứng gặp phải
Dị ứng thuốc kháng sinh chính là phản ứng gây ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể. Tình trạng này sẽ bắt đầu ngay sau khi bạn sử dụng thuốc hoặc có thể sau vài ngày hoặc vài tuần bạn ngưng dùng thuốc.
Khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh lần đầu tiên, hệ thống miễn dịch sẽ có nguy cơ nhạy cảm với kháng sinh và nhanh chóng khiến bạn bị dị ứng vào những lần sử dụng tiếp theo. Khi cơ thể bắt đầu dị ứng với thuốc kháng sinh, bạn nên thực hiện theo các cách sau để cải thiện được tình trạng sức khỏe:
Nhanh chóng gọi ngay 115 nếu như bạn hoặc người thân sau khi sử dụng thuốc mà xuất hiện 1 số dấu hiệu của dị ứng như:
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Có cảm giác co thắt trong cổ họng và cảm nhận được đường thở đang bị đóng lại
- Khó khăn trong việc nói chuyện và giọng bị khàn
- Lưỡi, cổ họng hoặc môi có dấu hiệu sưng đột ngột
- Tim đập rất nhanh và mạnh
- Cảm giác chóng mặt
- Dần dần trở nên mất ý thức
- Xuất hiện hiện tượng phát ban
Sơ cứu kịp thời bằng cách nào?
Trong khi chờ đợi, hãy xử lý theo các bước sau:
- Ngừng sử dụng thuốc. Tiếp đến, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc kháng viêm corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần bổ sung đủ nước và chất điện giải để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
- Khi bị dị ứng nghiêm trọng hoặc bị sốc phản vệ, nếu có sẵn dụng cụ tiêm epinephrine tự động, hãy tiêm cho người bệnh ngay lập tức vào vùng bắp thịt đùi phía ngoài.
- Đặt người bệnh nằm ngửa, chân cao, đầu thấp. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn và ói, hãy điều chỉnh cho người bệnh nằm nghiêng qua một bên. Tuyệt đối không được để người bệnh ngồi dậy hoặc đứng lên vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
- Không nên để người bệnh ở một mình để tránh những trường hợp xảy ra không mong muốn.
- Khi tiêm epinephrine lần thứ nhất mà bệnh nhân vẫn không có dấu hiệu đỡ hơn, hãy tiếp tục tiêm thêm lần thứ hai cách liều thứ nhất khoảng 5 phút.
Đối tượng dễ bị dị ứng thuốc kháng sinh
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng với thuốc kháng sinh. Thế nhưng, nếu có một số yếu tố tác động thì nguy cơ mắc phải tình trạng này sẽ tăng lên rất nhiều lần, cụ thể như:
- Gia đình, họ hàng đã có người từng bị dị ứng thuốc kháng sinh. Nếu như khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn bị dị ứng thì đây là điều khá bình thường, vì hoàn toàn có thể xảy ra do gen di truyền.
- Cơ thể bạn đã có tiền sử dị ứng với một số chất như sốt hoa cỏ (còn được gọi là hay fever) hoặc dị ứng thực phẩm. Đôi khi, bạn đã từng dị ứng với các loại thuốc khác thì nguy cơ dị ứng với thuốc kháng sinh sẽ rất cao.
- Khi bạn sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, uống thuốc kéo dài và liên tục có thể dễ dàng gây ra hiện tượng phản ứng với thuốc. Bạn nên uống theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc kháng sinh có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khoẻ của bạn.
- Nhiễm virus Epstein- Barr hoặc HIV là những yếu tố có thể tác động đến cơ thể, khiến người bệnh dễ dàng bị dị ứng với thuốc kháng sinh.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc một số cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh. Hy vọng các bạn có thể bảo vệ được sức khoẻ của chính mình và người thân thoát khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng do dị ứng thuốc kháng sinh gây ra. Cần thực hiện theo đúng hướng dẫn để bảo đảm an toàn tính mạng và tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau. Không nên chủ quan và hạn chế điều trị tại nhà, hãy đưa người bệnh đến các bệnh viện có chất lượng để tình trạng bệnh nhanh chóng được hồi phục.