Vặn mình khi ngủ là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào khoảng 5 – 6 tuổi. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh và sẽ kết thúc sau 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé vặn mình quá nhiều hoặc kèm theo một số triệu chứng như giật mình, gồng đỏ mặt, hay quấy khóc kéo dài thì cha mẹ cần lưu ý. Vậy qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không?
Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không?
Gồng vặn mình, mặt đỏ là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của bé sơ sinh trước 2 tháng tuổi và sẽ kết thúc khi bé được 3 – 4 tuổi. Nguyên nhân chính là do bé chưa thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung của mẹ, tế bào thần kinh chưa được biệt hóa; vỏ não, thể vân chưa phát triển hoàn toàn nên sẽ hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Vì vậy bé thường có những triệu chứng vận động tay chân thường xuyên.
Nói chung, nếu bé vặn mình mà không kèm theo dấu hiệu như quấy khóc, gồng đỏ mặt,.. mà vẫn ăn ngủ và lên cân tốt thì đây là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và sẽ tự kết thúc đúng chu kỳ. Còn nếu bé vặn mình kèm theo những biểu hiện trên thì cha mẹ cần lưu ý và để tâm đến bé nhiều hơn, nên đưa bé đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân sinh lý khi bé hay vặn mình
Những nguyên nhân sinh lý hoặc tác động bên ngoài khiến bé hay vặn mình là:
- Không gian ngủ của bé không yên tĩnh, có tiếng ồn, nguồn ánh sáng mạnh hoặc do ngủ gần những thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,…
- Do bé bú quá no trước khi ngủ hoặc do bé đói.
- Do bé đi tiểu hoặc đi ngoài trong khi ngủ.
- Do tã, bỉm bị ướt.
- Mẹ quấn tã, khăn quá chặt khiến bé khó chịu, ngủ giật mình.
- Bé cũng thường vặn mình khi bị côn trùng cắn hoặc do môi trường quá nóng.
Nguyên nhân bệnh lý khi bé hay vặn mình
Nếu bé hay vặn mình kèm theo một số biểu hiện như ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, gồng đỏ mặt, ảnh hưởng đến quá trình ăn, ngủ khiến bé sụt cân, nôn ói,.. thì có thể do một số nguyên nhân bệnh lý như:
- Nếu bé lên cân, mọc răng chậm thì có thể vì bé thiếu canxi, hệ tiêu hóa chưa ổn định.
- Nếu bé hay vặn mình kèm khó ngủ, co giật thì có thể bé bị tổn thương thần kinh.
Cách khắc phục tình trạng bé hay vặn mình
Dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ có thể tham khảo để khắc phục tình trạng bé hay vặn mình như sau:
Thay bỉm, quần áo thoải mái
Nên chọn cho bé một số loại tã thấm hút uy tín để cho bé cảm giác thoải mái. Cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái. Ngoài ra, cha mẹ nên giặt giũ chăn của bé, thường xuyên vệ sinh không gian ngủ để tránh tình trạng ngứa ngáy cho bé.
Massage, xoa dịu cho bé
Cha mẹ có thể ôm bé vào lòng khi thấy bé vặn mình để giúp bé dễ chịu hơn.
Cho bé tắm nắng thường xuyên
Tắm nắng giúp làn da bé luôn sạch sẽ, hạn chế những bệnh ngoài da khiến bé khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra, việc tắm nắng sẽ giúp bé bổ sung vitamin D và canxi, phòng ngừa bệnh còi xương.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ
Người mẹ nên ăn đầy đủ những chất dinh dưỡng, những thực phẩm chứa nhiều canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu,.. để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé qua sữa, không nên kiêng cữ quá khắt khe.
Không tự ý điều trị cho bé bằng những mẹo lạ
Một số mẹo lạ trong dân gian được truyền tai để điều trị tình trạng bé hay vặn mình như xông hơi, đắp lá, chườm nóng,.. chưa được khoa học kiểm chứng nên có thể gây tác hại cho sức khỏe của bé. Vì vậy cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra nếu phát hiện biểu hiện lạ khi bé vặn mình hoặc vặn mình nhiều trong thời gian dài.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các cha mẹ hiểu rõ về vấn đề trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không và một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng trên. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé tốt hơn giúp bé phát triển toàn diện nhất. Cha mẹ đặc biệt lưu ý không được tự ý điều trị khi phát hiện dấu hiệu lạ mà cần nhanh chóng đưa bé đến gặc bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.