Tại sao trẻ sơ sinh bị đi ngoài?
Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non kém, chưa phát triển hoàn thiện nên bé rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa như:
- Nhiễm khuẩn: do nhiễm rotavirus – loại virus chính gây tình trạng đi ngoài, tiêu chảy nặng, có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế, những nơi mà bé có thể chạm vào,… không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn cả tính mạng của bé.
- Dị ứng với sữa mẹ: Sữa mẹ tuy rất tốt cho trẻ nhưng phần lớn bé sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do bị dị ứng với với một vài thành phần có trong sữa mẹ do chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp.
- Bé bị thay đổi chế độ ăn đột ngột: Nếu bé đang bú hoàn toàn sữa mẹ lại đổi ngột chuyển sang bú sữa theo công thức có thể sẽ khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi mới ăn dặm, bé cũng dễ bị tiêu chảy vỉ hệ tiêu hóa còn yếu và vô cùng nhạy cảm nên chưa quen với những thực phẩm mới.
- Do bé bị rối loạn tiêu hóa: ruột kém hấp thu dưỡng chất.
Bé đi ngoài nhiều lần có nguy hiểm không?
Đây là tình trạng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh vì có thể làm cơ thể bé mất nhiều nước và điện giải. Bé có thể bị mất nước rất nhanh trong 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu đi ngoài, tiêu chảy. Để lâu ngày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé vì vậy trường hợp bé bị tiêu chảy nặng, bị mất nước nghiêm trọng, mẹ cần cho bé nhập viện để được các bác sĩ can thiệp kip thời.
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì?
Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ ăn gì con sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng nấy. Tất cả món ăn mẹ dung nạp vào người đều ảnh hưởng đến sức khỏe thiên thần đáng yêu của mình. Vì vậy các bà mẹ luôn phải suy nghĩ, cân nhắc chế độ ăn uống cho mình để chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ cần ăn chín uống sôi và rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
Đồng thời việc điều chỉnh chế độ ăn của mẹ là cách dễ và tự nhiên nhất để giúp con điều trị chứng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón thì phải làm gì?
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tao bón là hiện tượng thường gặp. Việc 3-4 ngày mới đi đại tiện, có thể vì bé cần thời gian
Chế độ ăn BRAT
Tức là tập trung các món ăn như chuối, gạo, táo, bánh mì vào phần ăn cho mẹ. Các món ăn này ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa. Chất xơ có trong các món này giúp phân của con đặc hơn.
Đặc biệt là chuối, trong chuối chứa nhiều kali rất tốt để thay thế chất điện giải, cần thiết để duy trì chức năng tế bào, bù đắp chất điện bị giải mất đi do tiêu chảy.
Sữa chua Kefir bổ sung vi khuẩn lành mạnh
Dù các chế phẩm từ sữa được khuyên không nên ăn khi trẻ bị tiêu chảy nhưng sữa chua Kefir lại rất tốt và mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn giúp bé sơ sinh giảm tiêu chảy.
Vi khuẩn sống (probiotic) trong sữa chua sẽ thay thế các vi khuẩn lành mạnh thường thấy trong đường tiêu hóa bị mất do tiêu chảy. Probiotics chứa vi khuẩn sống tương tự vi khuẩn có lợi để chống lại vi trùng trong hệ tiêu hóa. Mẹ nên chọn yaourt hoặc sữa chưa kefir ít đường vì đường sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng tiêu chảy.
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc sẽ giảm bớt chứng đau bụng và viêm bằng cách thư giãn các cơ và lớp lót trong ruột. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ đến vừa thì mẹ có thể uống trà hoa cúc sẽ rất có ích trong trường hợp này.
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ không nên ăn gì?
Những thực phẩm dễ gây dị ứng
đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng cho con
Thức ăn không vệ sinh, thực phẩm nhiễm độc: những món ăn đường phố, dầu mỡ, món ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại thực phẩm như nem chua, gỏi, rau sống,..rất hay có ký sinh trùng ẩn nấp mà mắt thường không nhận biết được.
Các loại thuốc uống
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các thành phần hóa học. Vì thế, đa số các loại thuốc, thực phẩm chức năng đều có khuyến nghị phụ nữ mang thai và mới sinh không nên sử dụng. Nếu cần dùng bất kỳ thuốc gì, mẹ đều cần có sự tư vấn của bác sỹ.
Chất kích thích: Các loại chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, trà thảo mộc… cafein, nicotin đều gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa mẹ. Nếu trẻ sơ sinh bú sữa có chất kích thích chắc chắn sẽ bị kích ứng đường ruột gây tiêu chảy.
Món cay, đồ uống có ga
Những món ăn cay nồng, đồ uống có ga đều có chứa cồn vì vậy bé bú sữa mẹ sẽ bị cồn, các chất không tốt thâm nhập vào hệ tiêu hóa non yếu, gây triệu chứng tiêu chảy khó chịu cho con.