Theo thống kê, hiện nay có khoảng 2% – 10% các bà bầu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian mang bầu. Bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu biết được tiểu đường thai kỳ là gì nhằm giúp mẹ chủ động chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý được gây ra do sự rối loạn của lượng đường trong máu vào thời kỳ mang thai. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở các bà bầu. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ chỉ phát triển mạnh trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh, bệnh sẽ biến mất. Theo một số nghiên cứu cho thấy, số phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ chiếm khoảng 2 đến 10%.
Những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính thường gặp đối với các bà bầu. Khi lượng đường trong máu có mức cao hơn mức bình thường thì chính là lúc bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Cơ thể lúc này rất khó chuyển hoá được các loại thực phẩm chứa tinh bột đường nên người bệnh luôn trong trạng thái thiếu năng lượng và cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nên ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe bà bầu, cụ thể như lượng đường trong máu tích tụ tăng dần, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay thậm chí có thể làm tổn thương các cơ quan khác,…
Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, các bà bầu rất khó có thể phát hiện ra vì biểu hiện của bệnh thường có nét tương đồng với những triệu chứng mang thai. Tiểu đường thai kỳ hầu như không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng. Thông thường, bà bầu sẽ một số triệu chứng giống với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh đái tháo đường, cụ thể như:
- Luôn trong tình trạng khát nước, miệng khô, thường hay bị thức giấc lúc nửa đêm để bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể.
- Đi tiểu liên tục, không có giới hạn. Khi tiểu ra khá nhiều nước.
- Nước tiểu thường thay đổi màu sắc, có kiến bâu.
- Những vết thương ngoài da lâu phục hồi hơn so với bình thường.
- Thị lực có thể bị ảnh hưởng vì lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Cơ thể sẽ bị choáng và dẫn đến tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn. Khi bắt đầu thích nghi được với sự thay đổi ấy, tầm nhìn của bà bầu sẽ nhanh chóng quay lại như bình thường.
- Huyết áp thất thường, tăng nhanh đột ngột.
- Cơ thể bị sụt cân nhanh mà không có nguyên nhân cụ thể.
- Bản thân luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Cơ thể rất thèm ăn và thèm ăn rất nhiều thứ. Khi không được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, dưỡng chất cần thiết, dạ dày sẽ luôn cảm thấy đói và khiến các mẹ ăn liên tục, thậm chí có thể bị mất kiểm soát.
- Vùng kín bị nhiễm nấm, gây nhiều khó khăn cho bà bầu. Các mẹ không nên sử dụng các loại thuốc hoặc kem xức chống khuẩn như bình thường hay dùng. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến bản thân người mẹ
Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ
Tụy tạng là bộ phận có chức năng tiết ra insulin giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu. Khi mang thai, một số hormone của nhau thai có trong cơ thể sẽ gây tác động khiến rối loạn cơ chế hoạt động của insulin. Vì vậy tuỵ tạng phải sản xuất thêm rất nhiều insulin, từ đó có thể gây ra hiện tượng đề kháng insulin.
Nếu tụy tạng không thể đảm bảo đủ lượng insulin cần thiết thì lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh và mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Ngoài ra, một số bà bầu ở trong tình trạng thừa cân, béo phì hoặc có thai vào độ tuổi lớn (trên 35 tuổi) thì có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn. Đôi khi có thể do yếu tố di truyền có thể tác động trực tiếp đến bà bầu.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bà bầu hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ là gì. Hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp bà bầu bảo vệ được sức khoẻ của mình và thai nhi một cách tốt nhất. Bà bầu nên thực hiện đầy đủ việc khám thai định kỳ và thường xuyên kiểm tra đường huyết để có thể đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu gặp những triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.