Tiểu cầu là một loại tế bào rất quan trọng trong cơ thể con người, là yếu tố chính trong quá trình đông, cầm máu và hình thành các cục máu đông để bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu. Vậy số lượng tiểu cầu bao nhiêu là bình thường? Bây giờ hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này nhé!
Tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu (Platelets) là một loại tế bào cấu tạo chính trong mạch máu. Tiểu cầu thực chất là một mảnh tế bào của mẫu tiểu cầu, một loại tế bào bạch cầu ở tủy xương. Và đặc biệt là tiểu cầu là tế bào không có nhân.
Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong tất cả các loại tế bào máu. Có thể quan sát tế bào qua kính hiển vi, chúng là những đốm tím sẫm, đường kính chỉ bằng khoảng 20% của hồng cầu. Hình dạng của tiểu cầu là hình tròn hoặc hình bầu dục với hai mặt lồi.
Tuổi thọ trung bình của tiểu cầu là trong độ 7-10 ngày. Trong cơ thể, lá lách là cơ quan chịu trách nhiệm bắt giữ tiểu cầu và tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già cỗi. Vì vậy, những bất thường của lá lách có thể là tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, dẫn đến giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Lượng tiểu cầu bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số tiểu cầu trong một thể tích máu được đo theo đơn vị chỉ số PLT (Platelet Count). Theo thông số bình thường, số lượng tiểu cầu trong máu thường vào khoảng 150.000 – 400.000 tiểu cầu/mm3 máu. Và mỗi một lít máu sẽ chứa khoảng 150 – 400 tỷ tiểu cầu.
Tuy nhiên, các giá trị về số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn sẽ khác nhau theo công thức máu của mỗi người. Đồng thời chỉ số tiểu cầu cũng thay đổi theo trạng thái tâm lý, giới tính, lứa tuổi,… Mọi người nên thường xuyên đi xét nghiệm kiểm tra chỉ số máu và khám tổng quát để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Số lượng tiểu cầu quá thấp hay quá cao cũng gây ra vấn đề không tốt đến sức khỏe. Nếu số tiểu cầu quá cao sẽ hình thành nhiều cục máu đông, làm cản trở mạch máu, có thể gây dẫn đến trường hợp bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu phổi, tắc mạch máu,… Còn nếu số tiểu cầu quá thấp thì dễ gây chảy máu. Ngoài ra còn có một số vấn đề nghiêm trọng hơn khi số lượng tiểu cầu tăng hay giảm bất thường, cụ thể:
- Khi số lượng tiểu cầu tăng: Có thể do sự bất thường của những tế bào gốc trong xương, gây rối loạn tăng sinh tủy xương, bệnh lý tăng tiểu cầu vô căn, xơ hóa tủy xương,.. hay các bệnh lý nghiêm trọng khác như ung thư, thiếu máu, nhiễm trùng máu,… Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc sau khi vừa trải qua phẫu thuật cắt lá lách cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Khi số lượng tiểu cầu giảm: Gây ức chế hoặc thay thế tủy xương, các chất hóa trị liệu, phì đại lách, ban xuất huyết sau khi truyền máu,… Khi tiểu cầu giảm, bạn sẽ dễ bị chảy máu, chảy máu nhiều quá mức hoặc vết thương sẽ bị bầm tím.
Một số thực phẩm giúp tăng tiểu cầu tự nhiên
Giảm tiểu cầu gây nên tình trạng chảy máu nhiều, chảy máu quá mức kiểm soát, điều này rất nguy hiểm bởi nó diễn ra nhanh chóng, rất nhanh bạn có thể bị suy nhược, mệt mỏi do thiếu máu. Hơn nữa, khá nhiều người mắc phải chứng giảm tiểu cầu nên có rất nhiều loại thuốc giúp tăng tiểu cầu trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm tăng tiểu cầu tự nhiên mà không cần dùng đến thuốc. Có một số thực phẩm rất tốt trong việc tăng tiêu cầu tự nhiên, cụ thể:
- Các thực phẩm giàu vitamin C: Bổ sung nhiều vitamin C giúp tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể vì vitamin C có tính oxi hóa. Bạn nên đáp ứng lượng vitamin C từ 400 – 2000mg hàng ngày bằng cách ăn các loại trái cây, hay nhiều loại rau củ quả.
- Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Những loại thực phẩm chứa nhiều nhóm chất này là hạt lanh, quả óc chó, cá và rau bina. Nhóm thực phẩm này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và mức tiểu cầu trong máu. Vì thế, sử dụng nhiều thực phẩm này giúp chúng ta khắc phục được tình trạng tiểu cầu thấp.
- Các thực phẩm giàu vitamin A: Ngoài vitamin C, vitamin A cũng là nhân tố giúp tăng cường và ổn định tiểu cầu. Các thực phẩm giàu vitamin A hàng đầu là bí đỏ, cà rốt,…
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin về tiểu cầu bao nhiêu là bình thường, bạn có thể đọc chỉ số này trong kết quả xét nghiệm. Và để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân, bạn nên thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe tổng quan, cũng như xét nghiệm lại máu ở những bệnh viện lớn và uy tín nhé!