HIV có lây qua đường nước bọt không?

HIV là một căn bệnh khiến tất cả mọi người trên thế giới đều phải sợ hãi. Bởi hiện nay không có cách điều trị và sẽ gây tử vong cho người mắc bệnh. Vì nó nguy hiểm nên mọi người thường hiểu sai về nguyên nhân gây bệnh, dẫn đến họ thường sẽ không dám tiếp xúc với người đã mắc bệnh vì sợ sẽ bị lây nhiễm. Vậy HIV có lây qua đường nước bọt không, bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi đó cho các bạn.

 HIV có lây qua đường nước bọt không?
HIV có lây qua đường nước bọt không?

HIV là bệnh gì?

HIV là viết tắt của từ Human immunodeficiency, bệnh này gây ra hiện tượng suy giảm miễn dịch ở người. Giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng giống bị cúm, nhưng sau đó thì không có dấu hiệu gì trong một khoảng thời gian dài. Bệnh tiến triển khi hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm, lúc này bệnh nhân cũng sẽ dễ bị mắc các loại nhiễm trùng cơ hội hay khối u khác thường.

HIV là căn bệnh không thể chữa khỏi và hiện nay không có thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên, khi được điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm đi tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh

HIV có lây qua đường nước bọt không?

  • Nước bọt có thể chứa một lượng virus rất nhỏ, nhưng điều này không được xem là có hại. Nước bọt có chứa các enzym các tác dụng phá vỡ virus trước khi nó cơ hội lây lan, xâm nhập vào cơ thể con người. Vì thế, HIV sẽ không lây qua đường nước bọt.
  • Nhưng trong máu có chứa virus lây bệnh, nên trong các trường hợp người có vết thương hở tiếp xúc với nước bọt người đã bị mắc bệnh HIV có máu trong khoang miệng thì cơ hội mắc bệnh cũng sẽ xảy ra.

HIV truyền nhiễm qua đường nào?

Lây qua đường máu:

HIV có thể sẽ lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu đã nhiễm HIV, thông cho những hành động:

  • Sử dụng chung kim tiêm ( nhất là những người tiêm chích ma túy )
  • Dùng các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh mà chưa được tiệt khuẩn
  • Dùng chung các loại kim châm cứu, xăm trổ, lưỡi dao cạo…
  • Lây truyền khi sử dụng chung các vật dụng đã dính máu người nhiễm bệnh
  • Khi tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm HIV vào nơi có vết thương hở

Lây qua con đường tình dục

  • HIV sẽ lây qua con đường tình dục khi các dịch thể như dịch sinh dục, máu đã nhiễm HIV và xâm nhập vào cơ thể của bạn tình
  • Tất cả các hình thức quan hệ tình dục với người đã mắc bệnh HIV đều có nguy cơ sẽ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ cao nhất vẫn sẽ là qua đường hậu môn, sau đó tới đường âm đạo và cuối cùng là đường miệng.
     HIV có lây qua đường nước bọt không?
    HIV có lây qua đường nước bọt không?

Lây qua đường từ mẹ truyền sang con

  •       Khi đang mang thai: virus HIV sẽ từ máu của người mẹ thông qua nhau thai sẽ tiến vào cơ thể thai nhi
  •       Khi sinh: virus HIV từ nước ối hay dịch của âm đạo sẽ xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh hoặc từ máu người mẹ vào niêm mạc của em bé.
  •       Khi cho con bú: HIV có thể sẽ lây qua tuyến sữa hoặc các vết nứt của núm vú người mẹ và tiếp xúc với tổn thương ở niêm mạc của trẻ

Cách phòng ngừa bệnh HIV

  • Cần phải hiểu rõ được cách thức lây bệnh của HIV để có biện pháp phòng tránh sự tiếp xúc của bản thân với người đã nhiễm bệnh.
  • Tránh uống rượu và tuyệt đối không được sử dụng chất ma túy vì đấy là những chất làm ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động, thúc đẩy những việc làm không lành an toàn sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
  • Nên quan hệ tình dục an toàn: Khi quan hệ tình dục hãy sử dụng bao cao su, nếu bạn tình là người bị nhiễm HIV thì cần phải quan hệ tình dục một cách an toàn, bên cạnh đó phải thường xuyên xét nghiệm HIV.
  • Hạn chế chạm vào máu và chất dịch cơ thể của người khác, những chất dịch bao gồm là tinh dịch, dịch âm đạo, dịch ối, sữa mẹ…
  • Không được sử dụng chung kim tiêm, đây chính là hình thức dễ dàng bị nhiễm bệnh HIV.

Nếu bạn đang lo lắng khi bạn đã tiếp xúc với nước bọt của người đã nhiễm bệnh HIV và đang lo lắng HIV có lây lan qua đường nước bọt không thì bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm phòng ngừa HIV. Ở đây các bác sĩ có thể ngăn chặn virus khỏi bị nhiễm trùng, nhưng bạn phải thực hiện trong 72 giờ sau khi tiếp xúc để có hiệu lực.

5/5 - (2 bình chọn)
Powered by itsuamaytinh.com DMCA.com Protection Status