Cách chữa bệnh chàm ở trẻ em

Bệnh chàm rất hay thường gặp ở trẻ em, trẻ dễ bị mắc bệnh này nhất là trẻ sơ sinh. Nên cần chú ý và quan tâm trẻ để phát hiện tình trạng sớm nhất tránh để làm cho tình trạng nặng hơn. Vậy cách chữa bệnh chàm ở trẻ em là gì?

Cách Chữa Bệnh Chàm ở Trẻ Em 1
Cách chữa bệnh chàm ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh chàm ở trẻ

  • Bệnh chàm có tên trong Y học là eczema và đây là một tình trạng viêm da mãn tính sẽ làm cho da bị đỏ, khô, tróc vẩy làm cho người mắc phải cảm giác ngứa khó chịu.
  • Theo như những khảo sát thì  bệnh chàm thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ và số lượng trẻ sơ sinh mắc phải cũng chiếm đến 15%. 
  • Bệnh chàm thường có những mức độ khác nhau và được phân thành: cấp, bán cấp hay mãn tính.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh chàm có thể:

Do cơ đại của tùy cơ thể mỗi trẻ

Do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm thì khả năng trẻ mắc bệnh chàm sẽ cao hơn.

Mắc phải những căn bệnh liên quan đến thận, suyễn, viêm mũi xoang,… khả năng mắc bệnh cũng cao hơn.

Do tiếp xúc với những đồ dùng gây dị ứng hàng ngày hoặc do ăn các thức lạ không phù hợp với cơ địa.

Do sức đề kháng yếu và chế độ dinh dưỡng khi ăn uống chưa phù hợp, chưa đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Biểu hiện của bệnh chàm biểu hiện theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Xem thêm:  Bệnh nhiễm trùng máu có lây không?

Giai đoạn 1: Xuất hiện những màng đỏ trên da, sau đó thì các hạt nhỏ tạo thành mụn nước.

Giai đoạn 2: Trên vùng da đỏ xuất hiện những mụn nước li ti, đôi khi kết lại với nhau thành một mảng với mụn nước lớn, những mụn nước đấy thường có dịch bên trong.

Giai đoạn 3: Những mụn nước lúc này vỡ do gãi khi ngứa hoặc vỡ tự nhiên. Ở giai đoạn này cần giữ sạch sẽ tránh gây ra tình trạng bội nhiễm.

Giai đoạn 4: Sau một khoản thời gian thì chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại làm thành các vảy trên da.

Giai đoạn 5: Những vết vảy sẽ bong ra thành mảng, sau đó da  dày lên và làm tăng sắc tố của da.

Cách chữa bệnh chàm ở trẻ em

Cách Chữa Bệnh Chàm ở Trẻ Em
Cách chữa bệnh chàm ở trẻ em
  • Da của trẻ em rất mỏng và dễ nhạy cảm hơn tất cả loại da nào nên khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh chàm thì nên đưa trẻ đến ngay bác sĩ để thăm khám. Khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra cách xử lí tốt nhất khi trẻ bị bệnh.
  • Ngoài việc điều trị và thăm khám tình trạng bệnh của trẻ ở bác sĩ thì phụ huynh nên giữ vệ sinh, tắm rửa sạch sạch sẽ cho trẻ, cắt móng tay của trẻ bởi vì khi móng của trẻ dài gãi vào những mụn nước sẽ gây tổn thương cho da trẻ.
  • Khi tắm cho trẻ tốt nhất nên sử dụng nước khoảng 36 độ, hạn chế sử dụng những sản phẩm có chứa chất hóa học hay tính xà phòng vì sẽ làm cho tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.
  • Khăn lau của trẻ nên sử dụng khăn lau 100% chất liệu là cotton, khi lau nên nhẹ nhàng không quá cọ xát trên da bé. Sau khi lau khô người thì chọn một loại kem dưỡng ẩm phù hợp sử dụng với trẻ em để thoa dưỡng ẩm cho cơ thể trẻ.
  • Việc giữ vệ sinh nơi trẻ ngủ cũng rất quan trọng, dọn dẹp sạch sẽ không có bụi bẩn, làm cho nơi trẻ ngủ được thoáng mát thì trẻ sẽ thoải mái hơn. 
  • Một điều cần phải quan tâm nữa là quần áo khi mặc cho trẻ, tốt nhất nên cho trẻ mặc chất liệu vải 100% là cotton, tuyệt đối không sử dụng len, bông hay chất liệu tổng hợp tác động trực tiếp lên da của trẻ. Giặt đồ cho trẻ thù không nên sử dụng những loại xà phòng có tác dụng làm mềm vải.
  • Thức ăn của trẻ cũng là vấn đề cần lưu ý của những phụ huynh, khi trẻ mắc bệnh chàm không để trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản,… Tốt những vẫn là nên duy trì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho trẻ và cho trẻ ăn thêm rau xanh, hoa quả khi trẻ trên 6 tháng.
Xem thêm:  TIM ĐẬP NHANH HỒI HỘP KHÓ NGỦ 

Mỗi gia đình cần tạo môi trường tốt, sạch sẽ để hạn chế tối đa nhất  về xảy ra bệnh chàm ở trẻ em. Phát hiện trẻ bị bệnh chàm càng sớm thì sẽ có các chữa trị tốt nhất. Mong rằng bài viết về cách chữa bệnh chàm ở trẻ em sẽ có thông tin giúp ích cho bạn.

DMCA.com Protection Status