Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm

Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 7-12 tháng cần phải tiêm phòng những vacxin hỗ trợ sức đề kháng, phòng các bệnh về sau như: sởi, quai bị, viêm gan, tiêu chảy, uốn ván, thủy đậu… Sau những đợt tiêm phòng, các bé thường bị sốt nhẹ, đau và sưng chỗ vết tiêm khiến các mẹ lo lắng. Một số mẹ đã mách tai nhau dán miếng hạ sốt vào vết tiêm để giảm sốt, đau và sưng. Việc chăm sóc con luôn không hề dễ dàng, phải bổ sung thật nhiều kiến thức và đặc biệt cần sư khắc khe nhiều hơn khi bé bệnh. Vậy có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm hay không vẫn là câu hỏi làm nhiều mẹ hoang mang. Bài viết này hi vọng sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc trên.

Co Nen Dan Mieng Ha Sot Vao Cho Tiem 1
Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm

Tác dụng của miếng dán hạ sốt là gì?

Miếng dán hạ sốt có tác dụng hấp thụ và phân tán nhiệt trong cơ thể ra bên ngoài môi trường bằng phương pháp chênh lệch nhiệt độ. Miếng dán hạ sốt đều mát lạnh mang đến cảm giác dễ chịu cho bé giúp bé giảm cảm giác khó chịu do nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Miếng dán hạ sốt giúp các mẹ rất nhiều trong việc giúp thân nhiệt của bé giảm khi bé bị sốt. Trường hợp bé sốt nhẹ, các mẹ có thể dùng miếng dán để giúp bé hạ sốt mà không phải uống thuốc. Miếng dán hạ sốt có thể sử dụng liên tục để giúp bé giảm sốt và đặc biệt là ít tác dụng phụ nên các mẹ có thể hoàn toàn an tâm sử dụng mỗi khi bé sốt.

Xem thêm:  Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc?

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm hay không?

Ngoài việc trẻ bị sốt do thời tiết thì sau những đợt tiêm phòng vacxin thì bé cũng phát sốt, vết tiêm sưng và đau. Vậy có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm hay không? Miếng dán mát lạnh có thể giúp bé hạ sốt và giảm đau hay không?

Co Nen Dan Mieng Ha Sot Vao Cho Tiem
Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm

Nhiều bà mẹ vẫn luôn áp dụng việc dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm với hi vọng giúp bé hạ sốt và giảm đau. Các mẹ thường cắt một lỗ nhỏ để chừa lỗ vết tiêm và dán miếng dán hạ sốt xung quanh vết tiêm để miếng dán mát lạnh giúp bé hạ sốt và giảm đau. Theo các chuyên gia thì việc làm này hoàn toàn sai vì không có cơ sở khoa học. Chỉ nên dán miếng dán hạ sốt vào những nơi như: trán, hai bên bẹn, hai bên nách… bởi đây là những khu vực có nhiều mạch máu lưu thong trong cơ thể giúp bé mau hạ sốt hơn. Lưu ý là các mẹ tuyệt đối không được dán miếng dán hạ sốt vào vùng ngực của trẻ vì như vậy sẽ dễ gây ra viêm phổi, viêm hô hấp cho trẻ.

Các phương pháp giúp trẻ mau hạ sốt?

Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng sẽ khiến cơ thể vô cùng khó chịu đặc biệt là ở trẻ nhỏ thì cảm giác giác ấy sẽ khiến trẻ bức rức, quấy khóc làm các mẹ vô cùng lo lắng. Ngoài việc sử dụng miếng dán hạ sốt, bài viết này sẽ mách nước cho các mẹ các mẹo khác để giúp bé mau chóng hạ sốt hơn

  • Cho bé uống nhiều nước: sốt cao sẽ dẫn đến việc cơ thể mất nhiều nước, các mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ.
  • Mặc quần áo thoáng mát: Khi trẻ bị sốt các mẹ luôn sợ trẻ bị lạnh nên thường cho trẻ mặc quần áo thật dày. Điều này là không đúng, các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để tránh tăng nhiệt độ cơ thể mới giúp bé nhanh hạ sốt.
  • Chườm ấm: Cho một ít nước ấm vào chậu nhỏ, dung một chiếc khăn nhúng nước ấm và vắt thật khô. Sau đó dung khăn lau khắp cơ thể. Khi nước nguội thì cho thêm nước nóng vào, liên lục lau như thế sẽ giúp cơ thể của trẻ nhanh hạ nhiệt hơn.
  • Dùng thuốc hạ sốt: Việc dung thuốc hạ sốt chứa paracetamol hoặc ibuprofen sẽ giúp trẻ nhanh hết sốt hơn. Tuy nhiên, cần các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và đúng loại thuốc trước khi sử dụng.
  • Nghỉ ngơi: Các mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều, tránh hoạt hoạt động để cơ thể bé không tăng thân nhiệt giúp bé mau hạ sốt và hồi phục
Xem thêm:  Trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình| Nguyên nhân do đâu?

Qua bài viết trên thì câu hỏi Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm hay không? đã được giải đáp. Hi vọng bài viết sẽ giúp các mẹ bổ sung những kiến thức bổ ích để chăm sóc những đứa trẻ thân yêu của mình.

DMCA.com Protection Status