Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài là tình trạng khá phổ biến, biến chứng nặng là bệnh tiêu chảy. Đây là căn bệnh nguy hiểm, ở mức độ nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé, thậm chí là gây tử vong. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức về căn bệnh giúp cha mẹ nhận biết và xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài liên quan đến bệnh gì?

Hiện tượng bé sơ sinh bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần (nhiều hơn 3 lần/ngày) và đi cầu ra phân lỏng thì chắc chắc bé đã bị bệnh tiêu chảy. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh tiêu chảy là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 3-5 triệu trẻ tử vong vì bệnh tiêu chảy mỗi năm. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy còn gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho trẻ và tốn kém cho gia đình.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài
Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Nguyên nhân trẻ đau bụng đi ngoài nhiều

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bé đi ngoài nhiều và bệnh tiêu chảy là:

  • Bé bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn như rotavirus, salmonella, hay thậm chí là ký sinh trùng giardia. Virus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở bé. 
  • Ngộ độc thực phẩm cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng bé đau bụng đi ngoài nhiều hay tiêu chảy. Tuy nhiên các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng và thường kết thúc trong vòng 24h.
  • Bé mắc các bệnh lý như bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,…
  • Rối loạn tiêu hóa dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ gây ra tình trạng bé đau bụng đi ngoài nhiều lần. Nguyên nhân do sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do các bệnh như viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm đường hô hấp,…
Xem thêm:  Thai nhi 20 tuần nặng bao nhiêu? Sản phụ cần phải lưu ý gì?

Triệu chứng của trẻ đau bụng đi ngoài nhiều

Khi trẻ sơ sinh đau bụng đi ngoài nhiều liên quan đến bệnh tiêu chảy thường sẽ có biểu hiện đặc trưng là chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi và nằm li bì. Trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng như nước có màu vàng hoặc xanh, đôi khi kèm máu hoặc thức ăn không tiêu. Những triệu chứng khác có thể nhận thấy ở trẻ là:

  • Buồn nôn hoặc nôn, nôn ra thức ăn nguyên.
  • Bé có thể sốt nhẹ, sốt toàn thân hoặc có thể sốt cao. Một vài trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng co giật.
  • Đau bụng, quấy khóc liên tục.
  • Có những triệu chứng khát nước, tiểu ít, môi khô và mắt trũng, khóc không ra nước mắt,…

Trường hợp nặng và nguy hiểm nhất đối với bệnh tiêu chảy ở trẻ là tình trạng mất nước. Mất nước được chia làm 3 giai đoạn, mỗi đoạn có dấu hiệu cụ thể là:

  • Mất nước ở mức độ nhẹ: Mắt và môi bé bị khô, khi khóc có rất ít nước mắt hoặc không, bé đi tiểu ít hơn bình thường hoặc tiểu ra ít nước, bé thường dễ cáu gắt và mệt mỏi, nằm li bì.
  • Mất nước ở mức độ vừa: Trẻ bị đừ, lờ đờ và nằm li bì, da bé khô trở nên kém đàn hồi và ở mắt bị trũng.
  • Mất nước ở mức độ nặng: Đây là mức độ nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Những biểu hiện đặc trưng là bé không đi tiểu trong 6 giờ, có xuất hiện thóp trũng trên đỉnh đầu, bé rất mệt hay rất lờ đờ, thậm chí có thể bất tỉnh, hôn mê; mạch và huyết áp không ổn định hoặc không đo được.
    Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài
    Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài

Cách giải quyết khi bé đau bụng đi ngoài nhiều

Ở trường hợp bé mới bắt đầu đau bụng đi ngoài nhiều, cha mẹ có thể xử lí bằng những biện pháp sau: 

  • Cho bé sử dụng các dung dịch bù nước như Oresol, nước muối đường, nước cháo muối,…
  • Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ.
  • Ngoài bù nước, bé cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thuyết, hạn chế cho bé ăn rau, uống nước ngọt và nước cam vắt. 
  • Cho bé ăn thức ăn nấu kỹ, mềm, chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
  • Nếu thấy bé có dấu hiệu sốt, cha mẹ cần nhanh chóng cho bé uống thuốc hạ sốt. Trong một số trường hợp có thể cho bé uống thuốc kháng sinh nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ.
  • Trong trường hợp tình trạng bệnh của bé trở nên nặng hơn, cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm:  Bé 6 tháng ăn được những gì?

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp hiện tượng trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài nhiều lần. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích đối với các bậc phụ huynh, giúp cha mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Cần nắm rõ và lưu ý với các triệu chứng cụ thể của bé để có những biện pháp xử lý nhanh chóng, chú ý nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để thăm khám kịp thời.

DMCA.com Protection Status