Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn

Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn là một trong những tình trạng khá phổ biến. Đôi lúc bạn bạn hay bỏ bữa sáng, ăn qua loa vào buổi trưa và bữa tối trong khi bụng đói nhưng ăn không ngon miệng. Đó là biểu hiện cho thấy bạn đang trong tình trạng mệt mỏi chán ăn. Vậy qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp hiện tượng trên cũng như cách khắc phục được tình trạng này.

Dấu hiệu của hiện tượng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn

Một số biểu hiện thể hiện bạn đang trong tình trạng mệt mỏi chán ăn thường gặp là:

  • Bụng đói nhưng miệng không thèm ăn
  • Buồn nôn và ngán ăn
  • Tinh thần mệt mỏi, cả người rệu rã, ủ rũ
  • Luôn thấy mệt mỏi dù ngủ đủ giấc
  • Dù với những món ăn yêu thích nhưng bạn vẫn không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng
  • Không hứng thú với việc ăn uống
    Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn
    Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn

Nguyên nhân dẫn đến chán ăn

Có nhiều nguyên nhân gây ra việc giảm khẩu vị, chán ăn. Cụ thể là:

Do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất vị giác, ăn không ngon hoặc không muốn ăn. Khi mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, cơ thể sẽ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Ngoài ra có thể xuất hiện cảm giác chướng bụng, đầy hơi gây khó chịu, không muốn ăn thêm

Xem thêm:  Điều trị sốt xuất huyết ở người lớn

Do ăn kiêng sai khoa học

Những người ăn kiêng sai cách cũng có thể mắc phải triệu chứng chán ăn vì không có cảm giác ngon miệng dù bụng đói. 

Do rối loạn giấc ngủ

Khi bạn ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon thì sẽ bị suy nhược cơ thể, dẫn đến tình trạng chán ăn.

Do stress, lo lắng

Áp lực cuộc sống, công việc cũng là nguyên nhân khiến bạn không thấy thèm ăn. Lúc này, tâm lý bạn sẽ bị cuốn bởi những suy nghĩ mệt mỏi, áp lực, stress dẫn đến tinh thần bất ổn, cơ thể mệt mỏi và dẫn đến tình trạng ăn không ngon, chán ăn.

Do thiếu hụt các vitamin và vi khoáng chất

Nếu thiếu sắt hoặc các vitamin như vitamin B12 cũng có thể gây ra triệu chứng chán ăn, mệt mỏi,.. 

Hậu quả của tình trạng chán ăn

Triệu chứng chán ăn, không muốn ăn dù bụng đói nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Đặc biệt là đối với người già, họ sẽ mất tất cả năng lượng từ thức ăn nếu không ăn gì. Ngoài ra, người già nếu chán ăn sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể, từ đó sức đề kháng sẽ suy giảm, tạo điều kiện cho các bệnh tật tấn công và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các bộ phận như cơ bắp, hệ tim mạch, hệ hô hấp, bài tiết… cũng sẽ bị suy giảm chức năng, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn
Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn

Chứng chán ăn còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người lớn. Nếu kéo dài tình trạng chán ăn có thể mắc phải chán ăn mãn tính khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu cân, cơ thể gầy yếu. Đối với phụ nữ, chứng chán ăn mãn tính sẽ gây ra tình trạng rụng tóc, xương yếu hay thậm chí là không thể có con.

Xem thêm:  Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Các biện pháp khắc phục tình trạng chán ăn

Tùy vào nguyên nhân mà có những biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng chán ăn, bụng đói nhưng miệng không muốn ăn. Nếu chán ăn do stress, áp lực, lo lắng trong cuộc sống và công việc thì bạn cần tìm cách giải tỏa tâm lý, nên thư giãn, nghỉ ngơi để tránh ảnh hưởng đến tinh thần và bữa ăn. Nếu không bị stress, căng thẳng nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng chán ăn thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và thăm khám. 

Ngoài ra bạn có thể xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực để cải thiện tình trạng chán ăn bằng cách: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. 
  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh cảm giác khó tiêu.
  • Bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin B, vitamin E và các vi khoáng chất cần thiết. 
  • Thường xuyên vận động, tập thể dụng để giúp tiêu hao năng lượng và giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp hiện tượng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn khắc phục tình trạng chán ăn. Lưu ý nên đi đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu tình trạng chán ăn kéo dài vì có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

DMCA.com Protection Status