Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi

Sự phát triển khỏe mạnh của con nhỏ là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Để theo dõi sự phát triển của thai nhi các bạn có thể theo dõi qua cân nặng và chiều cao của trẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về quá trình phát triển cân nặng của thai nhi nhé!

Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi
Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi

Các yếu tố tác động tới quá trình cân nặng của thai nhi

Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc

Yếu tố di truyền là yếu tố không thê nào bỏ qua khi con cái sẽ được di truyền rất nhiều từ bồ mẹ. Cân nặng, chiều cao sẽ tùy thuộc vào bố mẹ như thế nào, thuộc chủng tộc nào. Nên khi kiểm tra sự phát triển bình thường của trẻ cần lưu tâm đến cha mẹ.

Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai

Khi mang thai nếu mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì,… Thì trẻ sẽ có xu hướng sinh con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác.

Đối với trường hợp mẹ bầu không tăng cân, tăng cân quá ít cũng có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này bạn có thể biết thông qua việc khám thai thường xuyên và qua sự tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm:  Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Thứ tự sinh con

Qua thực tế cho chúng ta thấy rằng, con đầu lòng thường có cân nặng và chiều cao tốt hơn con thứ, nếu khoảng thời gian sinh con cách xa nhau. Tuy nhiên, nó cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ding dưỡng nữa. Trong khi mang thai mà mẹ bầu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé thì bé sẽ phát triển tốt hơn.

Số lượng thai khi mang thai

Số lượng thai nhi cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của trẻ, đặc biết là các trường hợp mang song thai, đa thai. Khi mẹ mang thai nhiều hơn một sẽ cần phải cung cấp nhiều chất dưỡng hơn, có sức khỏe tốt thì mới đảm bảo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt.

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi
Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi

Để xác định được cân nặng và chiều cao của thai nhi bạn cũng cần phải biết cách đo và tùy vào tuần tuổi khác nhau cũng sẽ có các cách đo khác nhau:

  • Trẻ từ 8 – 19 tuần: Bé sẽ được đo chiều dài từ đầu đến mông. Bởi vì, thời điểm này chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
  • Trẻ từ tuần 20 – 42: Khi này chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân. Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều khi bé phát triển tốt.
  • Trẻ từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành. Khi này bạn có thể xác định chiều cao của trẻ từ đầu đến gót chân rất dễ dàng.
Xem thêm:  Sữa mẹ vắt ra để được mấy tiếng?

Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi

Khi mang thai bạn cần lưu ý đến quá trình phát triển cân nặng của thai nhi, việc này giúp theo dõi được sức khỏe của trả một cách toàn diện và chính xác nhất. Dướ đây là một số lưu ý cho bạn:

Thai quá lớn so với tiêu chuẩn

Việc này sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Trường hợp kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm thì bạn cần nên lưu ý:  Bé sẽ có các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì… ngay từ trong bụng mẹ.

Thai nhỏ hơn so với tiêu chuẩn

Nếu bạn nhận được chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn, thì con bạn đang có sự phát triển không tốt.  Đặc biệt, khi bé có chiều cao và cân nặng nhỏ hơn chỉ số bình thường khoảng 3cm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Từ đó, có một chết độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Khi phát hiện bất cứ sự khác thường nào của thai nhi, bạn cần nên đến các phòng khám uy tín để thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Dinh dưỡng luôn là điều quan trọng nhất trong thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến dinh dưỡng và vận động thường xuyên để đảm bảo quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

DMCA.com Protection Status