Hầu hết cha mẹ nào cũng quan tâm đến tất cả vấn đề liên quan đến con mình, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Đối với trẻ sơ sinh, bên cạnh nhiệm vụ là bú sữa thì cũng có nhiệm vụ quan trọng không kém là ngủ. Vậy trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có nguy hiểm không? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!
Khi nào trẻ được coi là ngủ ít?
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ dành hầu hết mọi thời gian trong ngày để ngủ. Thời gian trẻ ngủ chiếm khoảng 16 tiếng mỗi ngày chia đều cho ban ngày và ban đêm. Theo như thống kê, trẻ sẽ dành 8 đến 9 tiếng để ngủ vào ban ngày và 8 tiếng để ngủ vào ban đêm, mỗi giấc ngủ sẽ rơi và khoảng 2 đến 3 tiếng.
Do đó, để có thể xác định được có ngủ ít hay không phải dựa vào tổng thời gian ngủ một ngày của trẻ. Trẻ sẽ gặp phải tình trạng ngủ ít nếu thời gian ngủ trong ngày ít hơn 10 tiếng.
Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có nguy hiểm không?
Khi vừa cất tiếng khóc chào đời, trẻ dành hầu hết thời gian để ngủ và chỉ thức khi bú và đi vệ sinh. Vì vậy, tình trạng trẻ ngủ ít vào ban ngày có thể sẽ dẫn đến nhiều nguy hại như:
- Trẻ chậm phát triển, có nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
- Khi trẻ ít ngủ, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào nên hay khó chịu, căng thẳng.
- Nếu tình trạng ngủ ít kéo dài dễ gây nên chứng rối loại giấc ngủ ở trẻ sơ sinh: ngủ ít, hình thành thói quen khó ngủ, không cố định được giờ ngủ…
- Ảnh hưởng nhiều đến ba mẹ vì trẻ ngủ ít làm cho mọi sinh hoạt trong gia đình bị đảo lộn, ba mẹ phải luôn thức để dỗ dành, chăm sóc cho trẻ. Nếu kéo dài tình trạng này thì sẽ rất dễ khiến bố mẹ khó chịu, cáu gắt.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít?
Có rất nhiều những nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
Trẻ bị đói
Ở trẻ sơ sinh, dạ dày còn rất nhỏ nên việc chứa được nhiều thức ăn là không thể. Vì vậy trẻ cần phải thức dậy để có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể. Khả năng rất cao khiến trẻ dễ thức giấc và ngủ không sâu là khi trẻ không được mẹ cho bú.
Trẻ thiếu chất
Chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cũng như là giấc ngủ của trẻ. Thông thường, nếu trẻ thiếu kẽm và canxi thì sẽ không ngủ sâu giấc, bứt rứt khó chịu và hay giật mình khi ngủ.
Trẻ ướt tã
Tã ướt là một trong những nguyên nhân khiến giấc ngủ của trẻ không được thoải mái làm trẻ dễ thức giấc.
Tác động của môi trường xung quanh
Ánh sáng và tiếng ồn mạnh cũng là tác nhân khiến trẻ khó ngủ. Do đó, để trẻ có thể ngủ ngon và sâu giấc, người chăm trẻ cần giữ cho không gian thoải mái, yên tĩnh và có ánh sáng phù hợp.
Trẻ mắc bệnh
Các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cúm, cảm lạnh thì trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải. Khi bị bệnh, trẻ sẽ luôn trong tình trạng bú kém và mệt mỏi, đây là tác nhân gây nên việc khó ngủ ở trẻ sơ sinh.
Khi trẻ sơ sinh ngủ ít mẹ nên làm gì?
Không thể phủ nhận vai trò đặc biệt của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ. Khi trẻ sơ sinh nhà mình ngủ ít, mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau:
Dạy trẻ phân biệt ngày đêm
Khi chào đời, trẻ chưa thể phân định được ngày đêm dễ dẫn đến tình trạng lộn xộn về giấc ngủ. Vì vậy, mẹ có thể mở cửa vào bạn ngày để ánh nắng chiếu vào nhà và ban đêm thì ngược lại để trẻ có thể phân định được.
Trước khi đi ngủ nên cho trẻ bú
Trẻ ít ngủ và quấy khóc thường do bị đói, mẹ cần lưu ý cho trẻ bú đúng thời điểm để đáp ứng được nhu cầu của trẻ, điều đó sẽ khiến trẻ sâu giấc và ngủ ngon hơn.
Chú ý đến không gian ngủ
Không gian quá bí bách hoặc quá nóng hay lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ. Hãy đặt trẻ vào một nơi thoải mái, yên tĩnh với nhiệt độ lý tưởng để trẻ có thể dễ ngủ hơn.
Thay tã thường xuyên
Kiểm soát tã cũng là cách để tạo ra môi trường cho trẻ dễ chịu và ngủ sâu hơn.
Âm nhạc
Đây không chỉ là cách giúp trẻ ngủ ngon hơn mà còn có thể kích thích được tư duy ở trẻ, nhưng lưu ý chỉ mở nhạc với âm lượng vừa phải.
Hy vọng với những chia trẻ trên đây, quý phụ huynh sẽ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ ngủ ít vào ban ngày để có hướng xử trí cho phù hợp. Nếu tình trạng ít ngủ ở trẻ kéo dài, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám.