Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là do đâu?

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy, xin mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể biết được nguyên nhân.

Co giật là gì?

Co giật là khi xuất hiện những thay đổi trong tín hiệu điện của não. Não là cơ quan được các tế bào thần kinh tạo thành. Các tế bào thần kinh hoạt động được với nhau là nhờ thông qua các tín hiệu điện. Co giật xảy ra là khi có quá nhiều tế bào thần kinh gửi tín hiệu cùng một lúc.

Để dễ hiểu hơn, nếu có bất thường trong não bé thì bé có thể bị co giật. Trong cơn co giật, có thể con bạn sẽ co gồng toàn thân. Bé có thể lặp lại các hành động như đánh vào xung quanh hoặc nghiến răng, trợn mắt. Nếu quan sát khuôn mặt bé thì bạn có thể thấy môi bé tím hoặc xanh tái.

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là do đâu?
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là do đâu?

Cơn co giật xuất hiện khi có những thay đổi trong tín hiệu điện của não.

Đôi khi co giật chỉ xuất hiện ở một phần của cơ thể, như ở tay hoặc ở chân một bên. Trong cơn co giật, trẻ thường không nhận thức được chuyện gì đang xảy ra và không thể nào nói chuyện cũng như trả lời bạn. Sau mỗi cơn co giật, hầu như trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc chưa thực sự tỉnh táo trong 1 đến 2 giờ. Bình thường thì các cơn co giật sẽ diễn ra trong vài phút. 

Xem thêm:  Thai 33 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt

Ngoài việc sốt cao, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây co giật ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như:

Rối loạn chuyển hóa

Hạ Canxi máu, tăng hoặc giảm lượng đường huyết quá mức, thiếu Vitamin B6,…làm cơ thể giảm sức đề kháng và có thể dẫn đến cơn co giật ở trẻ, nếu sớm phát hiện và xử trí kịp thời cơn co giật thì sẽ không ảnh hưởng đến não bộ và cũng như sự phát triển của trẻ về sau.

Viêm màng não

20- 25% trẻ bị viêm màng não là do vi khuẩn gặp di chứng co giật, động kinh trong nhiều năm, một số ít trường hợp viêm màng não là do virus nhưng nguy cơ co giật thấp hơn và Không quá nghiêm trọng.

Cấu trúc não bất thường

Bé sinh ra với những dị tật về não bẩm sinh như bệnh bại não, bệnh não phẳng, dị dạng hồi não nhỏ,… thường sẽ gặp những cơn co giật khi lớn lên hoặc có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn sơ sinh.

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là do đâu?
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là do đâu?

Bệnh động kinh

Là căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ con với tỷ lệ chiếm khoảng 60%. Ngoại trừ các trường hợp động kinh vắng ý thức, thì hầu như các dạng động kinh đều có biểu hiện điển hình là các cơn co giật, sùi bọt mép, trợn mắt,… lặp đi lặp lại nhiều lần, có tính chất định hình.

Xem thêm:  Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt?

Khi trẻ lên cơn co giật, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và kịp thời sơ cứu cho trẻ bằng cách:

  • Dọn dẹp tất cả các vật sắc nhọn nguy hiểm xung quanh nơi bé nằm giúp bé tránh bị tổn thương.
  • Đặt bé nghiêng hẳn sang một bên, nới lỏng quần áo để tránh đờm dãi chảy ngược vào đường thở giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Không nên cố gắng dùng sức kìm kẹp, giữ chặt tay chân của trẻ bởi điều này có thể gây trật khớp hoặc gãy xương rất nguy hiểm.
  • Ghi lại thời gian, đặc điểm các cơn giật để làm tư liệu giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng bệnh của trẻ.
  • Trên 5 phút mà cơn co giật vẫn kéo dài, trẻ bất tỉnh không thể hồi phục sau khi hết cơn hoặc trẻ gặp chấn thương ngoài ý muốn, thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
  • Nếu đây là cơn co giật đầu tiên nhưng không rõ nguyên nhân, sau khi trẻ hồi phục sức khỏe, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Bài viết trên đây đã chia sẻ về vấn đề trẻ em bị co giật nhưng không sốt. Hy vọng bài viết có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ cũng như một số cách sơ cứu cho trẻ khi bị co giật. 

DMCA.com Protection Status