Bạn cảm thấy lo lắng và muốn biết liệu có phải mình đang gặp vấn đề gì về tim hay không khi đo nhịp tim trên 90 hay trên 100 nhịp/phút. Vậy, nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Để biết thêm chi tiết xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nhịp tim bao nhiêu là bình thường
Nhịp tim của mọi người sẽ khác nhau nó còn tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng và cả giới tính,… Đối với những bạn từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường trong lúc nghỉ ngơi dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút. Bình thường, những bạn có thể trạng càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp.
Đối với những vận động viên thể thao khi ở chế độ nghỉ ngơi thì nhịp tim trung bình của họ chỉ khoảng 40 nhịp/phút. Ví dụ như Lance Armstrong là một vận động viên đua xe đạp tim của anh ấy chỉ đập khoảng 32 nhịp/phút.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn về nhịp tim lý tưởng theo từng độ tuổi, mời các bạn cùng theo dõi:
- Trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/phút
- Trẻ từ 1 đến 12 tháng: 80-140 nhịp/phút
- Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: 80-130 nhịp/phút
- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120 nhịp/phút
- Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110 nhịp/phút
- Người từ 18 tuổi trở lên: 60-100 nhịp/phút
- Đối với vận động viên: 40-60 nhịp/phút
Lý do nhịp tim đập nhanh hoặc chậm
Lý do nhịp tim đập nhanh
Có rất nhiều lý do làm nhịp tim của bạn đập nhanh như tập thể dục, dùng đồ uống có Caffein hay khi cơ thể bị bệnh sốt hoặc bị cường tuyến giáp. Những ai sử dụng các chất kích thích như: Ma túy cũng làm cho tim đập nhanh hơn bình thường. Đặc biệt, Khi bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng thì nhịp tim của bạn đạp nhanh hơn so với bình thường.
Lý do nhịp tim đập chậm
Trái tim như là một khối cơ nên khi tập thể thao thì tim sẽ càng khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi các bạn càng khỏe thì nhịp tim lúc nghỉ ngơi sẽ càng chậm. Ví dụ một vận động viên thể thao có nhịp tim khi nghỉ dưới 40 nhịp/phút. Cơ tim khỏe hơn nên nhịp tim chậm hơn và mỗi nhịp đập đều đặn như vậy vẫn đảm bảo cung cấp máu đầy đủ đi nuôi khắp cơ thể.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến nhịp tim
Trong ngày nhịp tim của bạn có thể thay đổi liên tục, nhịp tim sẽ tăng cao khi bạn đang ở trong trạng thái cảm xúc khác nhau như: Căng thẳng, áp lực, hồi hộp… hay đang vận động với cường độ cao. Còn lúc bạn đang trong trạng thái thư giãn thì nhịp tim sẽ giảm.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm:
- Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng cao tim sẽ bơm máu kém hơn bình thường nên số lần nhịp tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim lúc này sẽ không cao quá mức bình thường từ 5 đến 10 nhịp/ phút.
- Trạng thái cơ thể: Khi bạn nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng thì nhịp tim thường là như nhau. Một số bạn bị hạ huyết áp tư thế thì nhịp tim đập nhanh khi bạn đứng lên đột ngột khoảng 15-20 giây đầu tiên và trở lại mức bình thường chỉ sau vài phút.
- Thuốc: Các thuốc ức chế Adrenaline là chất làm tăng nhịp tim trên 100, thuốc chẹn Beta làm chậm nhịp, thuốc trị bệnh basedow (cường giáp) làm nhịp tim tăng lên.
- Bệnh lý: Có một số bệnh về tim mạch như rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, suy tim, bệnh mạch vành, bệnh hở van tim… hoặc các bệnh khác như: Bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh cường giáp cũng là nguyên nhân khiến nhịp tim của bạn đập bất thường.
Nhịp tim như thế nào thì phải đi khám
- Nhịp tim là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe về tim của bạn. Vì vậy, khi nhịp tim đập chậm dưới 60 nhịp/phút, nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút, 110-120 nhịp/phút hoặc tim có tình trạng bỏ nhịp chính là lúc bạn nên đi khám để được kiểm tra sức khỏe để phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch nếu có.
- Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn Beta để giảm huyết áp hoặc điều trị rối loạn nhịp tim… Bạn cần phải theo dõi liên tục nhịp tim của mình và ghi chép lại các dấu hiệu bất thường mà bạn cảm nhận được như: Mệt mỏi, trống ngực, choáng váng… Những dấu hiệu trên là chứng cứ chính xác giúp để bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc phù hợp hay sẽ chuyển qua sử dụng một loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ trên.
Bài viết trên đây đã thông tin cho các bạn biết nhịp tim bao nhiêu là bình thường. Cùng với đó các lý do làm cho tim đập nhanh hay chập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim. Hy vong qua bài viết sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhé!