Gãy xương là điều không mong muốn ở tất cả mọi người nhưng không phải không mong muốn là sẽ không xuất hiện ở mọi người xung quanh kể cả người thân của chúng ta. Vậy khi một ai đó bị gãy xương thì chúng ta cần chăm sóc như thế nào? Bài viết sau đây sẽ gợi ý cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương giúp bạn chăm sóc người bệnh tốt hơn.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương là gì?
Khi có người thân bị gãy xương thì chúng ta sẽ tìm hiểu về kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân gãy xương và thấy nó có tầm quan trọng như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy xương như tai nạn giao thông, bị ngã trong lúc tham gia thể thao hay tập luyện, do xô xát đánh nhau,… Cũng có thể do mặc định cơ thể khi sinh ra đã có hệ thống xương không được chắc chắn, bền vững so với những hệ thống xương bình thường vì vậy khi chạy nhảy, va chạm rất nhẹ cũng có thể làm gãy xương một cách dễ dàng. Người có hệ thống xương như vậy thì gọi là xương thủy tinh những người này rất yếu nên ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống của họ.
Bởi vì khi bị gãy xương một cách thường xuyên sẽ dẫn đến những tác hại khó lường có thể dẫn đến tình trạng liệt nửa người, không đi lại được rất nguy hiểm. Vì vậy khi bị gãy xương người theo dõi chăm sóc bệnh nhân cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương một cách chi tiết và tốt nhất để tránh càng trường hợp nguy hiểm ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh nhân về sau.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương
Bệnh nhân bị gãy xương cần chăm sóc đặc biệt và tốt nhất phải lập kế hoạch làm tốt những điều sau:
- Đảm bào cải thiện sức khỏe của bệnh nhân gãy xương
- Giúp xương có thể lành lặn và hồi phục nhanh nhất và sớm nhất
- Phải để cho người bệnh có tinh thần thoải mái không gây khó chịu cho người bệnh về những điều không cần thiết
- Bảo đảm tình trạng phục hồi xương khỏe mạnh như chưa từng bị gãy
- Làm cho người bệnh thấy được sự quan tâm của người chăm sóc
- Tạo cho người bệnh có một không gian riêng của chính bản thân họ
- Thực hiện đúng những gì mà bác sĩ đã dặn dò khi chăm sóc người bệnh
- Hạn chế tình trạng ép người bệnh phải ăn uống hay tập luyện theo ý của người chăm sóc
- Tránh phung phí quá mức trong những chi phí điều trị bệnh
- Sắp xếp thời gian ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí với thời gian của người bệnh
- Điều chỉnh thời gian vệ sinh theo nhịp sống sinh học để người chăm sóc biết được thời gian chăm sóc tốt nhất để giúp các sinh hoạt của người bệnh
Dựa vào những điều trên bạn sẽ có thể lập một bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương tùy theo thời gian của từng người để chăm sóc hợp lí nhất.
Những bài tập hỗ trợ khi gãy xương không để lại di chứng
Khi bị gãy xương ở thời gian đầu thì người bệnh chỉ tập bài tập này vào ban ngày.
Bài tập 1: Cong người về phía đằng trước tay không bị thương đặt lên trên cạnh bàn hoặc cạnh ghế, tay bị thương thì buông lỏng, xoay cánh tay nhẹ nhàng theo vòng tròn nhỏ theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ.
Bài tập 2: Lấy 1 quả bóng nhỏ như quả bóng tennis bóp với một lực nhẹ hợp với sức của tay và lặp lại nhiều lần trong ngày giúp cho tay sau khi lành vết gãy sẽ dễ dàng cầm nắm vật.
Bài tập 3: Đặt cánh tay bị thương lên bàn và gấp khuỷu tay lại với một góc 90 độ, nắm bàn tay để xuống bàn giúp cho cơ tam đầu co giãn.
Bài tập 4: Đứng dọc thân người theo tường với khuỷu gấp một góc 90 độ rồi tạo ra một lực từ cẳng tay đẩy mạnh vào tường, giữ trong 5 giây và lặp lại tương tự ở mỗi bên.
Những bài tập trên đây hầu như điều phù hợp với những bệnh nhân bị gãy xương, các bài tập trên đều là những bài cơ bản nên sẽ hỗ trợ an toàn cho bệnh nhân.
Bài viết trên mong sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân gãy xương một cách tốt nhất để mau lành. Chúc bạn thành công!