Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng theo quy định

Tiêm chủng hiện đang là phương pháp hiệu quả hàng đầu trong việc chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, giúp cơ thể mạnh khỏe về cả trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, tiêm chủng cần phải có quy trình và lịch trình cụ thể mới đạt hiệu quả cao nhất. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ khoảng cách giữa các lần tiêm chủng theo quy định.

Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng là bao lâu?

Tùy vào mỗi loại vaccine mà khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau nhưng tất cả việc tiêm chủng vaccine đều phải tuân theo nguyên tắc: hai vacxin sống giảm độc lực (Vaccine thủy đậu, Vacxin sởi – quai bị – rubella,…) có thể tiêm vào cùng một thời điểm ở hai vị trí khác nhau trong một buổi tiêm chủng. Còn nếu không tiêm đồng thời trong một buổi thì khoảng cách giữa hai mũi tiêm ít nhất là 4 tuần.

Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng theo quy định
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng theo quy định

Đối với các loại vaccine bất hoạt như Vaccin Viêm gan B, Vaccin viêm não mô cầu thì có thể tiêm cùng một thời điểm hoặc cách nhau khoảng 2 tuần. Những nguyên tắc này đã được nghiên cứu khoa học chứng thực nhằm đảm bảo người tiêm có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để ngừa bệnh. Với các vacxin phải tiêm chủng nhiều lần để tạo miễn dịch cơ bản thì khoảng cách là 1 tháng. Trong trường hợp ngắn hơn kết quả đáp ứng của cơ thể thì vẫn như tiên phát, đáp ứng miễn dịch thứ phát sẽ bị hạn chế hoặc không có. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó phải tiêm mũi sau hơn 1 tháng thì hiệu quả miễn dịch vẫn được đảm bảo, vì thế lần tiêm chủng trước cũng vẫn được tính. Nhìn chung, tiêm chủng vaccine chỉ có khoảng cách tối thiểu chứ không quy định khoảng cách tối đa.

Xem thêm:  Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh hiệu quả

Lịch tiêm chủng theo quy định

Trong Thông tư 38/2017/TT-BYT thì lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định có các mốc thời gian cần lưu ý là:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Bé được tiêm vaccin viêm gan B mũi 0 trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, vaccin BCG phòng bệnh lao.
  • Đối với trẻ 2 tháng tuổi: Bé được tiêm vaccine 5-trong-1 (bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1) mũi 1, uống vacxin bại liệt lần 1.
  • Đối với trẻ 3 tháng tuổi: Bé được tiêm vacxin 5-trong-1 mũi 2, uống vacxin bại liệt lần 2
  • Đối với trẻ 4 tháng tuổi: Được tiêm vaccine 5-trong-1 lần 3, uống vacxin bại liệt lần 3.
  • Đối với trẻ 9 tháng tuổi: Được tiêm vaccine sởi mũi 1.
  • Đối với trẻ 12 tháng tuổi: Bé có thể được tiêm vaccine viêm não Nhật Bản theo lịch: mũi 1 và mũi 2 cách nhau từ 7-14 ngày và mũi 3 cách một năm sau khi tiêm mũi 2
  • Đối với trẻ 18 tháng tuổi: Được tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4, được tiêm vaccine sởi-rubella.

Vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cần quan tâm

Ngoài những vacxin trong chương trình tiêm chủng quy định thì còn có một số loại vaccine cũng cần thiết với các bé có trong tiêm chủng dịch vụ như:

Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng theo quy định
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng theo quy định
  • Vaccine ngừa thủy đậu: Được tiêm từ tháng thứ 12
  • Vaccine MMR phòng ngừa sởi-quai bị-rubella.
  • Vaccine phòng ngừa viêm gan A.
  • Vaccine phòng ngừa viêm màng não do mô cầu não.
  • Vaccine ngừa tiêu do Rotavirus: Cho bé uống khi được 6-24 tuần tuổi
  • Vaccine phòng ngừa cúm.
  • Vaccine phòng ngừa dại.
  • Vaccine ngừa thương hàn. 
Xem thêm:  Đau bụng trên bên phải dưới sườn nguyên nhân do đâu?

Những lưu ý cần biết sau khi thực hiện tiêm chủng

Những người đi tiêm chủng kể cả người lớn hay trẻ em đều cần ở lại để theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu có những dấu hiệu bất thường như buồn nôn hoặc nôn, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,.. thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.

Đối với trẻ em thì cha mẹ nên tiếp tục theo dõi trong 24-48 giờ sau khi tiêm chủng, gồm thân nhiệt, nhịp thở, da toàn thân và vùng tiêm,… Lưu ý cho bé mặc quần áo mát mẻ, thoáng mát, bổ sung nước cho bé; khi bế tránh chạm vào vết tiêm của bé, có thể sử dụng khăn chườm lạnh để giúp bé giảm đau và giảm sưng khi thấy dấu hiệu sưng đỏ,..

Ở bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin bổ ích về khoảng cách giữa các lần tiêm chủng và những lưu ý cần nắm sau khi thực hiện tiêm chủng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ lịch trình tiêm chủng để có thể đi tiêm hiệu quả nhất.

DMCA.com Protection Status