Bị gãy xương chân sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt cũng như khả năng vận động của người bệnh. Vì vậy, việc gãy xương chân bao lâu thì lành? Là điều mà các bệnh nhân rất muốn biết để họ nhanh chóng được hồi phục lại như bình thường, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Gãy chân do nguyên nhân gì?
Gãy chân do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, dưới đây là một số trường hợp:
Té ngã
Có rất nhiều người bị gãy chân do bị ngã. Một cú ngã tưởng chừng là không nguy hiểm nhưng lại khiến bạn có thể bị gãy xương ở chân. Một số trường hợp nặng hơn còn bị tổn thương thêm phần xương đùi vô cùng nghiêm trọng.
Bị tai nạn giao thông: Hầu hết bị gãy chân do gặp phải tai nạn trong quá trình tham gia giao thông. Do chân bị va đập mạnh vào phương tiện và va chạm xuống đường khiến phần xương bị tổn thương nặng nề dẫn đến tình trạng gãy, nứt xương.
Chấn thương do chơi thể thao: Gãy xương không chỉ do té ngã, tai nạn mà có thể do thể thao mà nên. Việc chân duỗi quá mức khi chơi thể thao hoặc chịu sức va đập với một cú đánh trực tiếp sẽ gây tổn thương lên phần xương chân làm người bệnh bị gãy hoặc rạn nứt xương.
Làm việc, vận động quá mức
Hiện tượng này thường xảy ra ở các loại xương khác nhau trong đó có xương chân. Việc gãy này là do lực tác động lên xương lặp đi lặp lại nhiều lần hay quá mức. Ngoài ra, có thể là do xương bị yếu, thiếu Canxi gây giòn xương…
Gãy xương chân bao lâu thì lành?
Tùy thuộc vào vị trí mà cơ thể bị tổn thương cũng như quá trình được chăm sóc và chữa trị mà thời gian này có khác nhau giữa các cá nhân. Khi tình trạng gãy xương chân chỉ ở mức rạn xương hoặc có những vết nứt nhỏ thì thời gian chữa trị rất nhanh chóng. Bình thường, trong những trường hợp này thì thời gian chữa trị chỉ kéo dài từ 15 đến 20 ngày là người bệnh có thể thực hiện những vận động nhỏ.
Nếu người bệnh bị gãy xương chân mà cần phải bó bột hay đóng đinh thì thời gian cơ thể điều trị có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Người bệnh không nên tháo bột hoặc đinh sớm khi chưa được sự chấp thuận của bác sĩ. Việc làm này rất nguy hiểm vì các bạn không thể đảm bảo cấu trúc xương khớp lúc này đã hoàn toàn phục hồi các chức năng. Trong một số trường hợp, có thể gây nguy hiểm dễ nhìn thấy như tật đi cà nhắc.
Thực phẩm nên ăn khi bị gãy xương
Một số thực phẩm mà bệnh nhân khi gãy xương nên bổ sung để nhanh chóng hồi phục bao gồm:
Thực phẩm giàu chất Canxi
Rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, cải xoăn, củ cải, bông cải xanh, cá hộp, hạt mè, rong biển, cần tây, rau diếp, sữa chua, sữa đậu nành, hạnh nhân… Đây là nhóm dinh dưỡng rất quan trọng trong chế độ ăn cho bạn bị gãy xương.
Thực phẩm giàu Magie
Thịt, sữa, đậu tương, bơ, cá thu, lạc, rau ngót, chuối, cá chép, cá mú, rau mồng tơi, cải xanh, khoai lang…
Thực phẩm nhiều Kẽm:Hải sản, cá biển, ngũ cốc, trứng, khoai tây, cà rốt, bột thô, hạt hướng dương, hạt bí tiểu mạch, hàu, trai, lạc, đào, bánh mì… Kẽm giúp hỗ trợ cho vitamin D hoạt động hiệu quả, giúp cho Canxi hấp thụ dễ dàng hơn vào cơ thể. Từ đó sẽ giúp những tổn thương về xương được phục hồi một cách nhanh chóng hơn.
Bổ sung vitamin cần thiết
Ngoài ra, khi bị gãy xương cũng cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu Vitamin để giúp tăng cường sức đề kháng, trì sức khỏe tốt nhất và giúp cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương về xương. Trong đó, Vitamin B6 và B12 là rất cần thiết.
- Vitamin B6 có nhiều trong: Chuối, ngũ cốc, thịt gia cầm, súp lơ, cải bắp,… Chúng chuyển hóa Tryptophan thành Niacin, chuyển hóa chất béo và Carbohydrate để giúp xương phục hồi nhanh.
- Vitamin B12 có trong các loại: Hạt, trứng, nội tạng động vật, dầu thực vật… Loại Vitamin này hỗ trợ hình thành khung xương khỏe để khắc phục các chấn thương.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi gãy xương chân bao lâu thì lành? Cũng như là nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng gãy xương chân và một số loại thực phẩm nên ăn khi bị gãy xương để được nhanh chóng hồi phục nhé!