Đau ruột thừa ở vị trí nào?

Đau ruột thừa là căn bệnh đường ruột rất phổ biến. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời ruột thừa của bệnh nhân có thể bị vỡ, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc nhận định được đau ruột thừa ở vị trí nào là việc hết sức quan trọng, là điều đầu tiên quyết định kết quả điều trị.

Đau ruột thừa ở vị trí nào
Đau ruột thừa ở vị trí nào

Ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một phần trong ống tiêu hóa của con người, nằm ở đáy manh tràng, gần chỗ nối ruột non và ruột già. Đối với người trưởng thành, ruột thừa là một ống nhỏ có hình ngón tay, lòng ruột thừa có đường kính khoảng 6mm và dài khoảng 3cm – 13cm.

Nguyên nhân đau ruột thừa

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đau ruột thừa:

Viêm ruột thừa

Là tình trạng ruột bị tắc nghẽn do sỏi phân, hạt ớt, hạt chanh, giun…, bị chèn do các mô bạch huyết phì đại hoặc vì trong một số các trường hợp không rõ lý do. 

Biểu hiện khi bị viêm ruột thừa:

  • Thường gây đau ruột thừa ở bên phải của bụng dưới
  •  Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Sốt nhẹ
  • Ói mửa

Khối u ruột thừa

Là bệnh lý rất hiếm gặp. Có thể là u lành hoặc u ác tính.

Biểu hiện của việc đau ruột thừa do khối u: 

  • Ruột thừa bị sưng, viêm do các khối u trên ruột thừa tiết ra các chất hóa học gây nên tình trạng đau ruột thừa và tiêu chảy.
  • Đau ruột thừa do khối u thường biểu hiện nhẹ hơn và diễn biến chậm, không cấp tính như viêm ruột thừa.

Đau ruột thừa ở vị trí nào trong ổ bụng?

Đau ruột thừa ở vị trí nào
Đau ruột thừa ở vị trí nào

Người bệnh dễ bị nhầm lẫn giữa đau bụng nói chung và đau ruột thừa vì chúng có những biểu hiện khá giống nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản giúp người bệnh nhận biết được đau ruột thừa ở vị trí nào trong ổ bụng:

Xem thêm:  Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B có sốt không?

  Đau bụng dưới bên phải

  • Đây là dấu hiệu phổ biến đầu tiên của bệnh đau ruột thừa. Cơn đau bụng thường bắt đầu đau âm ỉ ở vùng bụng xung quanh rốn, sau đó cơn đau liên tiếp di chuyển xuống vị trí 1/4 khu vực bụng dưới phía bên phải ổ bụng.
  • Với tính chất là đau âm ỉ, đau liên tục và tăng dần.

Đau vùng thắt lưng bên phải

  • Người bệnh sẽ có triệu chứng này khi viêm ruột thừa ở vị trí sau manh tràng. Cơn đau từ thắt lưng sẽ lan dần xuống hông đùi bên phải.

Đối tượng đau ruột thừa bao gồm mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Do đó, bố mẹ cần chú ý biểu hiện của trẻ khi đau bụng để đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị kịp thời.

Một số dấu hiệu nhận biết khác về đau ruột thừa

Bên cạnh người bệnh việc nhận biết được đau ruột thừa ở vị trí nào thì việc biết các dấu hiệu về đau ruột thừa cũng vô cùng quan trọng:

Sốt

Thường sốt nhẹ 38 độ C do tình trạng viêm nhiễm của ruột thừa. Tình trạng nhiễm trùng nặng gây triệu chứng sốt cao nếu có biến chứng viêm phúc mạc.

Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như: Nôn ói, tiêu chảy, chán ăn.

Người bệnh không nên chủ quan với các dấu hiệu này vì đây là các triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa.

Đi tiểu thường xuyên

Viêm, nhiễm trùng ruột thừa sẽ gây ảnh hưởng lên quá trình bài tiết của thể. Đi tiểu thường xuyên và đau bàng quang là biểu hiện của tình trạng này. Nếu người bệnh không nhận biết được để được thăm khám và chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Thành bụng co cứng

Bên cạnh những cơn đau ở vùng bụng bên phải thì tình trạng thành bụng co cứng cũng là một biểu hiện của đau ruột thừa. Sự co cứng của thành bụng khi bị viêm ruột thừa có thể khiến ruột thừa bị vỡ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Xem thêm:  THAI 29 TUẦN NẶNG BAO NHIÊU KÝ?

Điều trị đau ruột thừa

Nguyên tắc điều trị viêm ruột thừa thường là cắt bỏ ruột thừa. Đây là phương pháp phổ biến và gần như là duy nhất. Nguyên nhân là do viêm ruột thừa được xếp vào loại khẩn cấp, cần phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.Phương pháp mổ nội soi hiện nay thường được lựa chọn do độ phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn và có tính thẩm mỹ hơn so với cách mổ thông thường.

Biện pháp phòng ngừa đau ruột thừa

Để làm giảm thiểu nguy cơ đau ruột thừa các bạn nên chọn ăn một số loại thực phẩm tốt cho toàn bộ hệ tiêu hóa cũng như ruột thừa như sau:

  • Rau, củ xanh: Các loại rau màu xanh sẫm như thường có nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.  Ngoài ra, các loại củ như: cà rốt, khoai tây, đậu cũng chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Các loại trái cây: Các loại trái cây chứa nhiều chất xơ và vitamin C có thể làm sạch được các tạp chất trong ruột một cách tự nhiên. Ví dụ: Ổi, cam, bơ, dâu tây…
  • Nghệ và mật ong: Sử dụng kết hợp 2 loại thực phẩm này giúp đường ruột chống viêm nhiễm, giảm đau, tiêu viêm.

Lưu ý cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

  • Khi về nhà nếu người bệnh gặp một trong các biểu hiện sau đây cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời: Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, tiểu hoặc nôn ra máu, sốt bất thường, đau ruột thừa trầm trọng hơn.
  • Bệnh nhân nên vận động nhẹ, không nên mang vác nặng, vận động quá sức trong 2 tuần sau khi phẫu thuật.
  • Để sức khỏe được phục hồi nhanh hơn người bệnh không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ, cay, nóng. 

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, đặc biệt là giúp bạn xác định được đau ruột thừa ở vị trí nào để có các biện pháp xử lý và điều trị kịp thời, an toàn khi gặp phải.

DMCA.com Protection Status