Chấn thương là tình trạng bất cứ ai cũng không mong muốn nó xảy ra. Chấn thương cột sống cũng là một loại chấn thương rất thường gặp trong tai nạn giao thông hay tai nạn lao động,… Khi chấn thương cột sống cần cấp cứu ngay và chăm sóc đặc biệt mới có thể làm tình trạng tốt hơn. Vậy chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống như thế nào?
Tìm hiểu về chấn thương cột sống
- Chấn thương cột sống là một dạng chấn thương có thể xảy ra ở dây thần kinh hay là một tổn thương gián tiếp đến xương, mô mềm và các mạch máu quanh tủy sống. một dạng chấn thương vật lý nghiêm trọng.
- Những ai gặp chấn thương cột sống sẽ gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến các khả năng như di chuyển hoặc cảm xúc.
- Khi bị chấn thương cột sống có những triệu chứng như: không có khả năng vận động, mất cảm giác, mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, các hoạt động phản xạ hay co thắt, có sự thay đổi trong chức năng tình dục, có cảm giác châm chích mãnh liệt do tổn thương các sợi thần kinh trong tủy sống, khó thở, ho ra các chất dịch từ phổi.
- Chấn thương cột sống nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như bị liệt tứ chi hay liệt hai chi dưới.
- Nguyên nhân bị chấn thương cột sống có thể là:
Một cuộc hỗn chiến đánh nhau bị đâm hoặc sử dụng súng
Lặn ở vùng nước nông
Khi bị tai nạn xe hơi
Ngã hoặc rơi từ vị trí trên cao
Đầu hoặc cột sống bị chấn thương do hoạt động thể thao
Xảy ra tai nạn do điện,…
- Một số cách điều trị khi bị chấn thương cột sống như điều trị bằng thuốc, điều trị bằng corticoid, điều trị bằng phẫu thuật.
- Nên luôn giữ an toàn cho bản thân trong sinh hoạt hàng ngày bằng cách luôn luôn cài dây an toàn trong xe hơi, sử dụng thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao, không nên tự ý lặn xuống nước khi không có lí do cần thiết.
Chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống
- Khi chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống cần quan tâm về vấn đề hô hấp của bệnh nhân để ngăn chặn tình trạng viêm phổi, xẹp phổi. Theo dõi tần số thở, hút đờm dãi cho bệnh nhân. Nên cho bệnh nhân nằm đầu cao lên một chút, trong một ngày thay đổi tư thế từ 5-7 lần, vỗ lưng cho bệnh nhân long đờm hay dùng thuoc6` để làm tan đờm cho bệnh nhân.
- Theo dõi chăm sóc tuần hoàn cho bệnh nhân nhằm đảm bảo được khối lượng tuần hoàn. Cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ, theo dõi lượng nước ra và vào của cơ thể bệnh nhân. Nên chú ý phòng loét cho bệnh nhân, những vị trí dễ bị loét do tỳ đè như xương chẩm, bả vai, cùng cụt, xương gót; đệm nước toàn thân hay những vùng bị tỳ đè; xoa bóp cơ thể thường xuyên để tránh làm cho người bệnh mệt mỏi; lấy khăn thấm mồ hôi cho bệnh nhân.
- Khi bệnh nhân bị phòng loét nên tập vận động liên tục cho các khớp, trở mình trở tư thế cho bệnh nhân ít nhất 2h/lần, lau khô cơ thể cho bệnh nhân, sử dụng thuốc phòng loét và các thuốc viêm tắc mạch.
- Bệnh nhân chấn thương cột sống ở giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin, protein cho cơ thể. Nếu bệnh nhân không có khả năng ăn uống thì nên thông qua các đường tĩnh mạch hoặc thông dạ dày.
- Cho bệnh nhân tập vận động theo hình thức chủ động và thụ động cả tất cả các khớp liên tục 2-3h/lần trên giường nằm. Dùng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu và chống đông nhầm trách tắc mạch cầu.
- Với bệnh nhân bị bó bột ở cột sống thì khi tháo bột nên cho bệnh nhân tập các động tác cúi, ưỡn và nghiêng người. còn với bệnh nhân bị tê liệt tủy có khả năng phục hồi thì cho bệnh nhân thực hiện các động tác gấp và duỗi chân, tập đi nhẹ nhàng.
Chấn thương cột sống cần phải được chăm sóc tốt thì tình trạng cột sống mới tiến triển tốt và có thể nhanh chóng hoạt động lại bình thường được. Bài viết trên cung cấp một số cách cũng như thông tin về chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống mong rằng sẽ có ích cho các bạn.