Ngày nay, sốt xuất huyết được xem là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhất là đối với người lớn. Do đó việc nắm rõ có biểu hiện sốt xuất huyết ở người lớn là một trong những việc làm cần thiết để được điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết ở người lớn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi một loại siêu vi trùng có tên gọi là Dengue. Bệnh sốt xuất huyết nếu bị muỗi vằn có chứa mầm bệnh đốt sẽ lây truyền từ người này sang người khác. Trẻ em thường là đối tượng dễ mắc bệnh hơn so với người lớn.
Sốt xuất huyết là bệnh có thể gây đau nhức cho cơ thể người bệnh, nhất là ở các khớp và cơ. Sốt xuất huyết ở dạng nhẹ thường gây sốt cao, phát ban và ở dạng nặng có thể gây giảm huyết áp đột ngột, chảy máu và gây tử vong một cách nhanh chóng.
Biểu hiện sốt xuất huyết ở người lớn
Sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều biểu hiện tương đồng với sốt xuất huyết ở trẻ em. Khi bị nhiễm virus gây bệnh, người bệnh có thể sẽ đối mặt với một trong hai trường hợp là xuất huyết nội tạng và xuất huyết ngoại tạng.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở thể nhẹ
Thông thường, sốt xuất huyết ở người lớn thường xuất hiện với các biểu hiện điển hình và không có các biến chứng. Bắt đầu bằng biểu hiện sốt, sau đó có kèm theo các biểu hiện như sau:
- Sốt cao, có thể trên 40,5
- Đau vùng phía sau mắt
- Đau nhức đầu
- Phát ban
- Đau cơ và khớp
- Ói mửa và buồn nôn
Triệu chứng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng
Người bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng, cụ thể là xuất huyết đường tiêu hóa với các biểu hiện như sốt nhẹ và đau đầu bình thường, không phát ban. Khoảng 2 ngày sau, người bệnh sẽ có triệu chứng ra máu khi đi ngoài, phân đen hoặc xuất hiện các chấm xuất huyết trên da, người mệt mỏi…
Bên cạnh đó, trường hợp xuất huyết não sẽ khó nhận biết hơn, thường thì người bệnh chỉ bị đau đầu, sốt, liệt nửa người, sau đó hôn mê và gây tử vong.
Sốt xuất huyết dengue
Đây là một dạng nặng nhất của sốt xuất huyết, bao gồm các triệu chứng của sốt xuất huyết ở dạng nhẹ và triệu chứng chảy máu ồ ạt, huyết tương ra khỏi mạch máu, hạ huyết áp…
Thông thường, trường hợp này sẽ xuất hiện ở người bệnh ở các lần nhiễm sau, bởi lúc đó cơ thể đã miễn dịch với kháng nguyên virus, sau 2 đến 5 ngày bệnh sẽ tiến triển nặng và gây tử vong một cách nhanh chóng.
Hướng điều trị sốt xuất huyết ở người lớn
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có các phác đồ điều trị phù hợp:
- Giai đoạn điều trị tại nhà: Khi phát hiện các triệu chứng sốt từ 2 đến 7 ngày thì người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách bù nước cho người bị bệnh.
- Giai đoạn nhập viện trong thời gian ngắn (từ 12 đến 24 giờ): Khi biện pháp bù nước qua đường uống không còn hiệu quả và xuất hiện xuất huyết dưới da hoặc dưới niêm mạc thì cần phải đến bệnh viện ngay.
- Giai đoạn nhập viện trong thời gian dài (trên 24 giờ): Khi có các triệu chứng như sốt li bì, chân tay lạnh, viêm họng, khó thở, mạch yếu…thì cần nhập viện để điều trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Thông qua con đường trung gian là muỗi vằn, bệnh sốt xuất huyết có thể lây từ người này qua người khác. Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở người lớn hiệu quả:
- Vệ sinh chỗ ở, môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Tránh trữ nước trong nhà.
- Đốt nhang muỗi, phun thuốc diệt muỗi hoặc sử dụng vợt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn.
- Phát quang bụi rậm và thực hiện ngủ màn để hạn chế được tình trạng bị muỗi đốt.
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh sốt xuất huyết cũng như các biểu hiện sốt xuất huyết ở người lớn. Mỗi người đều nên chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để có các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe của người bản thân và gia đình.