Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa

Khi bệnh nhân mổ viêm ruột thừa cần phải chăm sóc rất tỉ mỉ vì cần phải chăm sóc vết thương do mổ và cần phải theo dõi chế độ ăn uống, thời gian nghỉ ngơi của bệnh nhân. Vậy chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa thường cần làm những gì?

Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Viêm Ruột Thừa
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa

 Tìm hiểu về viêm ruột thừa

  • Viêm ruột thừa còn được gọi với tên khác là đau ruột thừa. Là hiện tượng phần ruột thừa của bệnh nhân bị viêm và có mủ dẫn đến tình trạng đau, khó chịu cho bệnh nhân.
  • Viêm ruột ruột thừa thường có cơn đau bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và từ từ chuyển sang đau phần bụng dưới, bên phải.
  • Viêm ruột thừa thường xảy ra ở độ tuổi từ 10-30 tuổi, một số trường hợp đặc biệt là xảy ra với bé 3-4 tuổi. Loại bệnh này không lây lan hay di truyền.
  • Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau ruột thừa như:
  • Lòng ruột thừa bị tắc nghẽn bởi vật lạ.
  • Nhiễm trùng ruột thừa.
  • Mạch máu ở ruột thừa bị tắc nghẽn.
  • Những biến chứng có thể xảy ra khi mổ viêm ruột thừa như chảy máu trong ổ bụng, viêm phúc mạc sau mổ, nhiễm trùng thành bụng, toác hoành bụng gây lòi ruột.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột 

Tùy theo tình trạng mổ viêm ruột thừa mà chúng ta có cách chăm sóc khác nhau. Sau đây là một số cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa qua các tình trạng khác nhau:

  • Trường hợp mổ viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng:

Về tư thế nằm của bệnh nhân này nên được nằm đúng tư thế vì phần lớn mổ viêm ruột thừa được vô cảm bằng phương pháp gây tê tủy sống.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân nên theo dõi 1 giờ/ 1 lần và suốt 12 giờ.

Vết mổ viêm ruột thừa cấp nếu có tiến triển tốt thì không cần thay băng hoặc 2 ngày mới thay băng một lần tầm 7 ngày sau thì được cắt chỉ.

Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Viêm Ruột Thừa 1
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa
  • Trường hợp mổ viêm ruột thừa về ống dẫn lưu:

Ống dẫn lưu  ổ bụng phải được nối với túi vô khuẩn để tránh xảy ra tình trạng giảm khuẩn.

Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng về phái có ống dẫn lưu để dịch bên trong có thể thoát ra dễ dàng hơn.

Quan sát dịch qua ống dẫn lưu khi dịch ra ngoài nếu có những dầu hiệu bất thường hay màu sắc lạ thì báo với bác sĩ điều trị.

Thay băng, sát khuẩn thân ống dẫn lưu và túi đựng dịch hằng ngày để đảm bảo vệ sinh.

Nếu ống dẫn lưu chỉ được  để phòng ngừa thì khi bệnh nhân có trung tiện thì nên rút muộn nhất là 48-72 giờ. Khi ống dẫn lưu ở ổ áp xe ruột thì rút chậm và từ từ mỗi ngày khoảng 1-2cm. 

Vết mổ bị nhiễm trùng thì chỉ cần cắt chỉ để phần mủ thoát ra rồi vệ sinh sạch sẽ là được. Nếu vết mổ không khâu da thì nên  thay băng hằng ngày cho bệnh nhân đến khi vết mổ có tổ chức hạt phát triển tốt không có mủ, nền đỏ thì báo với bác sĩ để khâu lại vết thương.

  • Dinh dưỡng của bệnh nhân sau khi mổ viêm ruột thừa:

Lúc chưa có nhu động ruột, không nên cho người bệnh ăn thức ăn bằng miệng mà chỉ nên nuôi qua đường tĩnh mạch.

Đến lúc có nhu động ruột thì nên cho bệnh nhân uống nước trước sau thì mới cho ăn đặc. Nửa ngày sau nếu bệnh nhân không có dấu hiệu nôn thì bệnh nhân có thể uống sữa.

Nhu động ruột  đã có thì bệnh nhân có thẻ ăn cháo hay súp trong vòng 2 ngày, những ngày tiếp theo thì có thể  ăn uống bình thường.

Những bệnh nhân  đã mổ viêm ruột thừa cấp đặc biệt là viêm ruột thừa có biến chứng viêm phúc mạc thì phòng chống biến chắc tắc ruột sau mổ bằng cách hạn chế ăn nhiều chất xơ, tránh làm rối loạn tiêu hóa, khi có những tình trạng đau  bụng và nôn thì nên đến gặp bác sĩ ngay.

Khi phát hiện những dấu hiệu ở bụng hay đau bụng không rõ nguyên nhân nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Được chăm sóc tốt sau khi mổ viêm ruột thừa thì người bệnh sẽ phục hồi nhanh và trở lại sinh hoạt bình thường. Bìa viết đem lại thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa mong rằng sẽ có thông tin mà bạn cần.

5/5 - (2 bình chọn)
Powered by tuvimoi.com DMCA.com Protection Status