Bé 9 tháng tuổi biết làm gì? Dinh dưỡng cho bé mẹ cần biết!

Hoạt động và quá trình phát triển của trẻ nhỏ là điều mà bố mẹ vô cùng quan tâm khi bắt đầu hành trình làm bố mẹ. Hiểu biết về quá trình phát triển, gia đoạn phát triển của bé, giúp bố mẹ có thể biết được bé con của mình có phát triển tốt hay không. Vậy ở tháng thứ 9 trẻ nhỏ biết làm gì? Hãy cũng theo dõi bài viết về bé 9 tháng tuổi biết làm gì để biết thêm thông tin nhé!

Bé 9 tháng tuổi biết làm gì?
Bé 9 tháng tuổi biết làm gì?

Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ 9 tháng tuổi

Tùy theo thể trạng và cơ địa của từng bé mà mỗi trẻ sẽ có cân nặng khác nhau. Sự tăng cân của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Khả năng hấp thụ, dinh dưỡng hàng ngày đối với trẻ, dinh dưỡng được cung cấp trong quá trình mang thai,…Dưới đây là cân nặng trung bình của trẻ em tại Việt Nam mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Bé gái: Nặng 8.2 kg và dài 70 cm
  • Bé trai: Nặng 8.9 kg và dài 72 cm

Nắm rõ được sự phát triển của con mình, sẽ giúp bố mẹ có những phương pháp chăm sóc con phù hợp và kịp thời để đảm bảo bé phát triển tốt. Nằm lòng những hoạt động và quá trình phát triển của bé 9 tháng tuổi dưới đây để chăm sóc con tốt nhất bố mẹ nhé!

Bé 9 tháng tuổi biết làm những gì?

Bé 9 tháng tuổi biết làm những gì là điều mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bước vào gia đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu mất dần các phản xạ của trẻ sơ sinh và dần phát triển các kỹ năng vận động tốt hơn rất nhiều. Bé phát triển đồng đều về cả thể chất, nhận thức và trí thông minh. Thông qua các hoạt động của trẻ cha mẹ có thể biết được bé có được phát triển một cách bình thường hay không. Dưới đây là một số hoạt động cơ bản mà bạn có thể nhận biết:

Xem thêm:  Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy ngay tại nhà

Phát triển đầy đủ về thể chất và nhận thức

Bé đến giai đoạn 9 tháng tuổi sẽ trở nên tò mò hơn, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình. Cơ thể phát triển tốt giúp bé phát triển một cách toàn diện, một số hoạt động mà bé có thể thể hiện như: 

  • Ngồi vững hơn
  • Bé đầu đầu bập bẹ tập nói
  • Hoạt động tay chân theo chỉ dẫn tốt hơn
  • Bò vững vàng hơn, nhanh hơn và bắt đầu nghịch ngợm hơn.
  • Bắt đầu bóc thức ăn và tự ăn
  • Ra hiệu chỉ đồ vật, đồ chơi

Phát triển trí thông minh dần hoàn thiện

Phát triển nhanh chóng và đầy đủ về nhận thức sẽ giúp trẻ em nhớ lâu và cảm giác mọi vật  xung quanh dần trở nên quen thuộc hơn rất nhiều. Đây là thời điểm thích hợp để bé có thể tập làm quen với thể giới bên ngoài, mẹ bỉm nên dần bắt đầu chơi với bé nhiều hơn để kích thích tăng trưởng trí não cho bé. Một số hành động, cử chỉ mà bé có thể làm như: 

  • Bé thể hiện sự tò mò, hay ngóng chuyện
  • Nhớ vị trí của một số đồ vật, đồ chơi của bé
  • Thích khám phá và tìm tòi mọi thứ hay tiếp xúc
  • Nhận thức và thấy rõ các màu sắc
  • Biểu lọ rõ cảm xúc khi xa bố mẹ
  • Biết nhận biết người lạ người quen dần, thông qua sự chỉ dẫn của bế mẹ.
  • Chơi những trò chơi động như, xe, máy phát nhạc, …

Dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi như thế nào?

Lượng calo mà trẻ 9 tháng tuổi cần?

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé là một trong những việc rất quan trọng. Nhiều mẹ quá lo lắng cho trẻ không thể ăn uống được nhiều thực phẩm nên chỉ cho ăn một vài thực phẩm quen thuộc. Nhưng thực tế có phải vậy? Để biết được bé ăn được những gì đầu tiên bạn biết một ngày trẻ cần nạp bao nhiêu Calo mỗi ngày. Dưới đây là số liệu ước tính trung bình lượng  calo cho mỗi trẻ:

  • Từ 8 tháng – 1 tuổi, bé cần 750-900 calo/ngày
  • Trong đó khoảng 400 – 500 calo sẽ đến từ sữa.

Bên cạnh lượng calo trẻ nạp vào từ sữa bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm trái cây cháo nhuyễn để bé có thể nạp đủ lượng Calo trong một ngày nhé!

Xem thêm:  Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Bé ăn được những gì?

Trẻ 9 tháng tuổi là thời điểm mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn cháo. Thực đơn được chia thành 3 bữa chính và kèm thêm các bữa phụ để đảm bảo bé không bị đói. Các món phụ có thể kể đến như: Đậu phụ, bánh plan, váng sữa,… mẹ có thể linh hoạt thay đổi món để bé không cảm giác bị chán.

Các bữa chính là cháo mẹ có thể kết hợp nhiều loại với nhau lại để đảm bảo dinh dưỡng, các vitamin cho trẻ. Một số loại cháo dinh dưỡng như: Cháo cá hồi, cháo cá thu, cháo lươn, cháo cá lóc, cháo thịt bò, cháo cật heo, cháo óc heo, cháo gan heo, cháo gà, cháo sò huyết, cháo quả óc chó, cháo ngô, cháo khoai tây…

Chăm sóc cho bé 9 tháng tuổi đúng cách giúp bé phát triển toàn diện

Bé ở lứa tuổi này còn khá nhỏ tuổi và chưa có thể nhận thức những mối đe dọa xung quanh nên bạn cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc trẻ:

  • Cho trẻ sử dụng núm vú giả khi bé mọc nhiều răng hơn. Núm vú giả đôi lúc cản trở sự phát triển của răng, do đó, việc giúp bé tạm biệt món đồ này sẽ hỗ trợ con mọc răng tốt hơn.
  • Điều chỉnh về chế độ ăn hợp lí cho trẻ, tùy vào từng cơ địa của trẻ mà bạn có thể điều chỉnh các bữa ăn, số lượng đồ ăn,… sao cho hợp lý.
  • Chăm sóc trẻ cẩn thận, không để các vật dụng nguy hiểm gần trẻ. Vì ở lứa tuổi này trẻ rất ưa khám phá.
  • Cần tạo cho con thật nhiều không gian để chơi đùa và phát triển các kỹ năng cần thiết.

Những hoạt động và ăn uống của con trẻ là điều mà bố mẹ cũng luôn quan tâm và lo lắng đúng không nào. Những chia sẽ trên của bài viết hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được nhiều thông tin hơn trẻ 9 thvề bé 9 tháng tuổi biết làm gì. Từ đó, có thể chăm sóc và đồng hành cùng con mình trong quá trình phát triển này tốt hơn nữa nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc!

DMCA.com Protection Status