Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Từ lúc các bé được sinh ra thì sữa mẹ chính là nguồn thức ăn chính cũng như là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho các bé. Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định nào đó thì sữa mẹ không còn đủ những chất mà cơ thể của các bé cần thiết. Vì vậy, đến thời gian đó thì các bà mẹ thường cho các bé ăn dặm thêm trong ngày. Nhưng nhiều mẹ vẫn đang băn khoăn không biết nên cho bé ăn dặm vào khoảng thời gian như thế nào? Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày sẽ là “cánh tay phải đắc lực” giúp mẹ luôn duy trì đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình.

Nguyên tắc thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Giai đoạn bắt đầu ăn dặm, điều quan trọng nhất vẫn là việc tìm cho trẻ thấy được sự yêu thích của trẻ đối với những thức ăn mới. Khi cơ thể bé tiếp nhận nguồn thức ăn mới vào cơ thể thì các bà mẹ nên tìm hiểu thời gian cần đủ để các loại thực phẩm tiêu hóa. Việc xác định được lịch ăn uống khoa học cho bé, giúp bé phát triển nhanh chóng và toàn diện hơn.

Sau đây là thời gian cần để một số loại thực phẩm tiêu hóa:

  • Sữa của mẹ từ 1-2 giờ
  • Sữa bột (sữa công thức) từ 2-3 giờ
  • Đồ ăn nhẹ từ 3-4 giờ
  • Các loại thức ăn thông thường từ 4-5 giờ
  • Thức ăn có chứa dầu mỡ từ 5-6 giờ

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ cần biết!

Khi cho bé bắt đầu ăn dặm thì các mẹ chỉ cần đảm bảo rằng 2 bữa cách xa nhau, lượng thức ăn cũng phải tùy thuộc vào khả năng hấp thu của từng bé. Đặc biệt, với trẻ biếng ăn thì giai đoạn tập cho bé ăn dặm không nên chia ra quá nhiều bữa.

Thời gian đầu cho bé ăn dặm thì mẹ nên sử dụng bột ăn liền để cho bé có thể tập ăn cũng như thích nghi với nguồn thức ăn mới trong thời gian ngắn. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý rằng không nên nấu nước hầm xương để pha bột cho bé.

  • Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi: Giai đoạn này là giai đoạn tốt nhất cho bé ăn dặm, thời gian này thì nên cho bé ăn bột hay cháo loãng 1 lần/ngày, từ từ tăng lượng thức ăn và tần suất lên.

Buổi sáng: Cho bé bú hoặc uống sữa công thức.

Giữa buổi: Cho bú mẹ hoặc uống sữa  công thức.

Buổi trưa: Cho bé ăn bột/ cháo loãng/ rau củ đã nghiền nhuyễn.

Giữa chiều: Bú miệng hoặc uống sữa công thức.

Buổi tối: Bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Trước khi bé đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

>>> XEM THÊM: Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là đủ?

  • Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi: Vào tháng 7 thì các mẹ nên thêm vào thực phẩm của bé các loại hải sản, khoảng 3 lần/tuần. Thực đơn phải đảm bảo các chất như chết béo, chất đạm, vitamin, chất xơ,…

Buổi sáng: Bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Giữa buổi: Ăn cháo loãng/ trái cây, rau củ quả nghiền nhuyễn.

Buổi trưa: Ăn nhẹ bằng trái cây, sữa chua.

Giữa chiều: Bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Buổi tối: Ăn dặm.

Trước khi bé đi ngủ: Bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

[ĐỌC NGAY] Trẻ 6 tháng ăn được những gì? Những điều mẹ cần biết

  • Lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng tuổi: Bé đã ăn dặm đến thời gian này thì bây giờ nguồn cung cấp dinh dưỡng là bữa ăn. Thực đơn phải đầy đủ nhóm dinh dưỡng như chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin,…

Buổi sáng: Cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức.

Giữa buổi: Ăn dặm với cháo/ bột.

Buổi trưa: Ăn với cơm nhuyễn kèm với thức ăn và rau củ có độ mềm,…

Giữa chiều: Bé có thể ăn trái cây, sữa chua,…

Buổi tối: Ăn những thực phẩm có độ đặc.

Trước khi bé ngủ: Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

4 Lưu ý khi quan trọng cho bé ăn dặm

Bé con còn rất nhỏ nên đôi khi có một số điều quan trọng trong ăn uống mẹ cần để tâm để phòng tránh cho trẻ. Mỗi bé sẽ có sở thích cũng như thời gian ăn uống, sinh hoạt khác nhau nên mẹ bỉm cần cân nhắc để tạo lập riêng cho con mình một thời gian biểu phù hợp nhất. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần tuân thủ để giúp bé hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên các mẹ đừng nôn nóng và vội vàng cho bé ăn dặm quá sớm.
  • Tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
  • Những dụng cụ dùng để nấu ăn cho bé phỉ được vệ sinh kỹ lưỡng bằng nước rửa chuyên dụng cho trẻ sơ sinh (Ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên). Đặc biệt, bình sữa mẹ nên tiệt trùng thường xuyên cho bé để đảm bảo vệ sinh.
  • Lựa chọn những nhãn hàng sữa và bột ăn liền có tên tuổi, uy tín để đảm bào an toàn cho bé. Mẹ cũng nên cân nhắc các loại sữa mà bé thích, chịu ăn sẽ giúp bé ăn nhiều hơn.

Tuy rằng bé đã vào thời điểm ăn dặm nhưng sữa vẫn là nguồn thức ăn chính của bé. Khi bé đã bắt đầu ăn dặm là những bước đầu mà bé tiếp xúc với thế giới mới nên các mẹ cần biết đến bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày để có thể  cho bé ăn dặm đúng cách và một cách tốt nhất.

Kết luận: Bảng thời gian ăn dặm trong ngày cho bé qua các giai đoạn khác nhau được gợi ý trên đây chỉ mang tính chất chung, nên mẹ không nhất thiết phải tuân thủ 100% theo bảng đã đề cập. Tùy vào thể trạng, sức khỏe, sở thích, … của từng bé mà mẹ bỉm nên sắp xếp thời gian biểu phù hợp. Quan trọng nhất vẫn là việc bé chịu ăn, bé thích thú với sự thay đổi thực đơn của mẹ chứ không phải là tuân thủ hoàn toàn vào lịch biểu đã đặt ra mẹ nhé!

Powered by vẽ.vn DMCA.com Protection Status