Chỉ số MCHC trong máu là gì?

Có bạn cho rằng MCHC có thể chẩn đoán chứng rối loạn máu và đánh giá lượng sắt trong cơ thể. Còn một số khác thì cho rằng MCHC giúp đánh giá nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu. Vậy, chỉ số MCHC trong máu là gì? Mời các bạn cùng theo dõi thông tin dưới đây nhé!

Chỉ số MCHC trong máu là gì?

  • MCHC là từ viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration có nghĩa là nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu. Đây là lượng Hemoglobin trung bình có trong mỗi tế bào hồng cầu và tương ứng với kích thước của mỗi tế bào.
  • Hiểu một cách đơn giản nhất thì MCHC chính là nồng độ huyết sắc tố của tế bào hồng cầu. Thông qua MCHC, chúng ta có thể biết được thông tin là có bao nhiêu % tế bào máu của mình được tạo thành từ Hemoglobin.
    Chỉ Số Mchc Trong Máu Là Gì
    Chỉ số MCHC trong máu là gì?

Ý nghĩa của việc xét nghiệm MCHC

MCHC trong máu thấp có nghĩa là nồng độ Hemoglobin thấp hơn trong một thể tích nhất định của tế bào hồng cầu. Do đó, khả năng vận chuyển Oxy đến các mô bị giảm.

MCHC trong máu bình thường hay cao thì khả năng vận chuyển Oxy của các tế bào hồng cầu là ổn định. Nhưng, nó vẫn có thể thiếu nếu không có đủ hồng cầu.

Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến việc đọc chỉ số xét nghiệm MCHC gồm các yếu tố dưới đây:

  • Sau khi truyền máu: Vì sau khi truyền máu thì máu được lấy ra sẽ là hỗn hợp của các tế bào được hiến tặng cộng với các tế bào hồng cầu bình thường của một người.
  • Thiếu máu kết hợp: Khi có hai loại thiếu máu khác nhau thì sẽ dẫn đến các mức MCHC khác nhau, khi đó việc đọc chỉ sẽ không còn đúng trong việc chẩn đoán loại thiếu máu. 
  • Khi Hemoglobin hay Hematocrit không được chính xác. Vì MCHC được tính bằng cách là sử dụng nồng độ Hematocrit và Hemoglobin. Khi chỉ số nồng độ này tăng hay giảm hoặc không đúng sẽ làm cho kết quả MCHC bị sai lệch.
Xem thêm:  Chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương

Các bệnh lý khi chỉ số MCHC trong máu cao hay thấp

Khi chỉ số MCHC trong máu thấp

  • Thiếu máu, thiếu Sắt: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho MCHC thấp là do bệnh nhân bị thiếu máu, thiếu sắt. Sắt là nguyên tố cần thiết để sản xuất ra Hemoglobin. Vì vậy, nếu bạn bị thiếu sắt thì Hemoglobin được sản xuất ít hơn cho mỗi tế bào hồng cầu, khi đó kết quả xét nghiệm máu sẽ phản ánh MCHC thấp hơn bình thường.
  • Bệnh Thalassemia: Bệnh Thalassemia là một căn bệnh rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng Hemoglobin bất thường. Khi bị mắc bệnh Alpha và Beta-thalassemia sẽ có MCHC thấp hơn so với người bình thường.
  • Chứng hồng cầu lưới: Đây là chứng tế bào hồng cầu chưa trưởng thành giúp tăng hồng cầu lưới, xảy ra khi có một lượng hồng cầu lưới cao trong máu. Do, hồng cầu lưới có ít Hemoglobin trong mỗi tế bào hơn so với kích thước bình thường của tế bào hồng cầu trưởng thành, chúng có thể làm giảm tổng thể MCHC trong cơ thể của bạn.
  • Nhiễm Trùng: Nhiều loại nhiễm trùng khác nhau cũng có thể làm giảm chỉ số MCHC trong máu, chẳng hạn như: Giun móc, Pylori, bệnh lao, HIV, nhiễm trùng gây viêm,…
    Chỉ Số Mchc Trong Máu Là Gì1
    Chỉ số MCHC trong máu là gì?

Khi chỉ số MCHC trong máu cao

  • Tan Máu: Tan máu là các tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc bị phá hủy. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân phổ biến làm tăng MCHC. Điều này sẽ làm cho các tế bào hồng cầu đang giảm trong khi Hemoglobin tương đối không thay đổi.
  • Thiếu Vitamin: Thiếu Vitamin B12 sẽ làm tăng MCHC. Bởi vì, khi thiếu B12 có thể sẽ làm giảm các tế bào hồng cầu, nhưng lại không làm giảm huyết sắc tố.
  • Hereditary Spherocytosis: Là một tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy và làm vàng da. Trong quá trình HS, Hình dạng các tế bào hồng cầu thay đổi thay vì hình đĩa 2 mặt như bình thường thì nay là hình cầu và MCHC tăng lên. 
  • Agglutinin lạnh: Là tình trạng kháng thể làm các tế bào hồng cầu kết tụ lại với nhau. Các kháng thể lạnh sẽ làm tăng MCHC.
Xem thêm:  Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần bạn cần biết

Hy vọng bài viết về chỉ số MCHC trong máu là gì? Và cũng như ý nghĩa của việc xét nghiệm MCHC và các bệnh lý khi chỉ số MCHC trong máu cao hay thấp. Hy vọng rằng, những thông tin sẽ có thể cung cấp kiến thức giúp bạn biết cách duy trì MCHC của mình ở mức ổn định.

DMCA.com Protection Status