Chăm sóc bệnh nhân tắc ruột

Cơ thể có rất nhiều điều kì lạ và có cả những loại bệnh lạ khác nhau mà con người chúng ta đã tìm ra hoặc chưa tìm ra. Bệnh tắc ruột có lẽ không xa lạ gì vậy chăm sóc bệnh nhân tắc ruột như thế nào? Sau đây là cách chăm sóc bệnh nhân tắc ruột.

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột 1
Chăm sóc bệnh nhân tắc ruột

Tìm hiểu về tắc bệnh ruột

  • Tắc ruột là một hiện tượng ngưng trệ sự lưu thông trong lòng ruột và là một bệnh lý điều trị cấp cứu chuyên ở ngoại khoa. Có 2 loại tắc ruột cơ bản: tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng.
  • Có nhiều nguyên nhân khác nhau để gây tắc ruột như:

Bị nghẽn do các vật lạ như búi giun đũa, bã đồ ăn, tổn thương ở thành ruột gây ra các nguyên nhân khác.

Thắt ruột do thoát vị bẹn nghẹt ở nữ giới, thoái vị đùi nghẹt ở nam giới, lòng ruột thất thường, xoắn ruột.

Làm các phẫu thuật ở bụng bị ảnh hưởng

Rối loạn các chất điện giải

Thiếu máu ruột,…

  • Khi mắc phải bệnh tắc ruột sẽ gặp những triệu chứng như đau quặn bụng, chán ăn, cảm giác nôn, nôn mửa,…
  • Bệnh tắc ruột có thể bị ở mọi lứa tuổi

Chăm sóc bệnh nhân tắc ruột

  • Bệnh tắc ruột thường phải mổ cấp cứu nên trước khi mổ người bệnh cần phải kèm theo hồi sức chống khoáng. 
  • Bị tắc ruột sẽ làm cho bệnh nhân mất nước trầm trọng do các hiện tượng nôn ói, ứ đọng dịch,… nên cần bù nước và điện giải cho bệnh nhân. 
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng nước ra, nước vào của bệnh nhân, áp lực tĩnh mạch trung tâm, nước tiểu để phát  hiện tình trạng suy thận cấp.
  • Giúp cho các bác sĩ phẫu thuật nhanh hơn khi, giảm đi tình trạng nôn ói, theo dõi chính xác lượng dịch mất,… thì nên đặt ống thông dạ dày và hút liên tục.
  • Sau khi ca mổ thành công thì cần các bước để xác định lại tình trạng của bệnh nhân: tình trạng tuần hoàn, tình trạng bụng, dẫn lưu, tình trạng hậu môn nhân tạo,…
Xem thêm:  Tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ có sao không?
Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột
Chăm sóc bệnh nhân tắc ruột
  • Cho người bệnh sau khi mổ vận động nhẹ như ngồi dậy đi lại, đi bộ, tập dưỡng sinh,… 

Ngày thứ nhất: Nếu người bệnh đã tỉnh lại sau khi hết thuốc mê của lần mổ thì xoay người bệnh nhân và đỡ nhẹ nhàng cho họ ngồi dậy không nên cho bệnh nhân ngồi quá cao so với mặt giường khoảng 45 độ là được, khuyến khích bệnh nhân ho để phòng những biến chứng liên quan đến phổi.

Ngày thứ hai: Người chăm sóc đỡ bệnh nhân ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng quanh phòng. Tiếp theo những ngày còn lại cũng cho bệnh nhân tập đi đến khi bệnh nhân đi bình thường là được.

  • Khi về nhà người bệnh muốn đi vệ sinh thì nên ngồi dậy và nghiêng về phía hậu môn nhân tạo để tránh phân tràn qua vết thương gây nhiễm trùng vì phân có rất nhiều vi khuẩn.
  • Vệ  sinh vết thương thường xuyên và thụt rửa ống hậu môn nhân tạo để đảm bảo vệ sinh tránh gây tình trạng nhiễm trùng. Nếu chăm sóc và vệ sinh kĩ vết thương cho bệnh nhân thì chỉ sau 7 ngày bệnh nhân có thể cắt chỉ.
  • Khi  về nhà người bệnh không hầu như không cần kiêng cữ những loại thực phẩm nào cả chỉ cần ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Sử dụng hậu môn nhân tạo thì nên nhai kỹ để tránh xảy ra tình trạng làm nghẹt phân. Uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể và tránh táo bón. 
  • Lúc mới mổ thì không nên cho ăn trái cây, uống nước có gas sẽ gây trướng hơi. Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn từ lỏng đến đặc. 
  • Những thực phẩm nên ăn sau khi mổ tắc ruột như ăn nhiều rau củ có lợi cho đường ruột (khoai lang, bí  đao, cà rốt, nấm, khoai tây,…), hoa quả có lợi cho  đường ruột (đu đủ chín, chuối chín, dưa hấu,…), các loại thịt không có chứa chất xơ (thịt bò, thịt lớn, thịt cá,…), ăn nhiều sữa chua giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn,…
  • Đến ngay bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường.
Xem thêm:  Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào là đúng?

Khi bị tắc ruột cần đưa người thân đi bệnh viện để theo dõi và mổ kịp thời để tránh những trường hợp xấu xảy ra. Trên đây là bài viết chăm sóc bệnh nhân tắc ruột mong sẽ đem lại những thông tin có ích cho các bạn.

DMCA.com Protection Status