Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Ốm nghén là triệu chứng rất thường gặp ở các mẹ bầu. Đây là hiện tượng tự nhiên thông thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, ốm nghén nặng và nôn nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Vậy qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy.

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Theo thống kê, có khoảng 85% phụ nữ mang thai sẽ có tình trạng buồn nôn và nôn. Đây là biểu hiện của ốm nghén khi mang thai, thường xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ. Nguyên nhân ốm nghén có thể là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.

Nghén Nặng Nhất Vào Tuần Thứ Mấy
Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu trong khoảng giữa chừng 3 tháng đầu tiên, giữa tuần thứ 6 của tuổi thai và sẽ thuyên giảm và kết thúc vào tuần thứ 16. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp còn bị buồn nôn và nôn kéo dài đến hết thai kỳ. Đỉnh điểm của ốm nghén thường diễn ra trong khoảng tuần lễ thứ 9 của thai kỳ, thời điểm mà những rối loạn và sự thay đổi trong cơ thể người mẹ thay đổi nhiều nhất. 

Có một vài giả thiết để giải thích tình trạng này là vì đây là mốc thời gian thai nhi hoàn thành trọn vẹn các cơ quan của bào thai. Những lượng lớn nguyên liệu, chất xúc tác, nồng độ hormone tăng trưởng và phản ứng chuyển hóa sẽ đồng loạt diễn ra khiến cơ thể mẹ bầu bị mất cân bằng và những hoạt động của các hệ cơ quan cũng bị xáo trộn theo.

Xem thêm:  Trẻ 6 tháng ăn được những gì? Những điều mẹ cần biết

Triệu chứng, biểu hiện của ốm nghén và nghén nặng

Những triệu chứng xảy ra ở thời gian ốm nghén có thể thấy là:

  • Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn khi mới thức dậy
  • Chán ăn, buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn
  • Thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Mất tập trung 
  • Luôn thấy cảm giác buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt
  • Khó ngủ, bị rối loạn giấc ngủ

Trong số trường hợp ốm nghén, có khoảng 2% là những trường hợp nghén nặng có những biểu hiện như:

  • Buồn nôn và nôn liên tục, nôn ói nặng
  • Cơ thể mệt mỏi, rơi vào trạng thái mất nước
  • Rối loạn điện giải, rối loạn toan kiềm
  • Mẹ bầu bị sụt kg nghiêm trọng

Ốm nghén nặng tuy không phải là dấu hiệu của thai yếu nhưng tình trạng này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và những hoạt động thường ngày, chất lượng công việc của họ.

Nghén Nặng Nhất Vào Tuần Thứ Mấy1
Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Cách để cải thiện tình trạng ốm nghén nặng

Mẹ bầu có thể tự cải thiện và khắc phục tình trạng ốm nghén nặng bằng những phương pháp đơn giản tại nhà là:

  • Hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây buồn nôn như: mùi hóa chất, khói bụi, mùi đồ ăn cụ thể,…
  • Lưu ý nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và thư giãn nhiều, tránh stress, mệt mỏi, cảm giác lo lắng vì đây là tác nhân khiến ốm nghén nặng hơn. Bạn nên tạm nghỉ việc thời gian ngắn để chăm sóc bản thân và thai nhi.
  • Thường xuyên uống nước vì lúc này cơ thể dễ bị mất nước. Bạn nên uống nước những ngụm nhỏ thay vì ngụm lớn để đỡ buồn nôn hơn. Nên uống một vài ngụm nước giữa các bữa ăn.
  • Hạn chế uống đồ lạnh, đồ chua hoặc ngọt
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, hạn chế để dạ dày trống vì như vậy dễ khiến bạn buồn nôn hơn. 
  • Cần giữ lượng đường trong máu không tụt thấp bằng cách ăn thức ăn có đường, những thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và ít chất béo như cơm, bánh mì.
  • Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm dễ ăn như bánh quy giòn vì những thực phẩm này có tác dụng tốt hơn so với đồ ăn ngọt, bé hoặc cay. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu protein như trứng, thịt và các loại hạt, sữa.
  • Có thể sử dụng gừng để hạn chế cảm giác buồn nôn như trà gừng, kẹo gừng hoặc mứt gừng,…
  • Bổ sung các loại vitamin cần thiết như natri clorid, vitamin B1, Hartmann,..
Xem thêm:  Những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú MOM cần biết!

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy cũng như một số cách để cải thiện tình trạng nghén nặng. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy đỡ lo lắng khi ốm nghén, có thể chăm sóc sức khỏe và tinh thần thật tốt. Mẹ bầu có thể tự khắc phục những triệu chứng trên bằng cách xây dựng lối sống, chế độ ăn uống khoa học và cần nhanh chóng nhập viện khi cần thiết. 

DMCA.com Protection Status