Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia có số lượng người mắc viêm gan B cao nhất trên thế giới. Phụ nữ đang mang thai và trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B cao nhất. Vì vậy, tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết và có thể tránh được các căn bệnh lây truyền do virus viêm gan B gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể xoay quanh vấn đề tiêm viêm gan B ở trẻ.

Vì sao cần tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

Mỗi năm, thế giới có khoảng 1 triệu người đã tử vong vì các căn bệnh liên quan đến gan. Viêm gan B có thể được lây truyền từ cơ thể mẹ sang con, từ máu hoặc dịch của các vết thương. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm gan B nên tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cách phòng và ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất. 

Có khá nhiều người lo lắng đến sức khoẻ của con trẻ, luôn thắc mắc rằng tại sao lại tiến hành tiên sớm như vậy? Liệu trẻ sơ sinh có thể chịu được những ảnh hưởng của vắc-xin không? Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm viêm gan B cho trẻ sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch rất lớn, đặc biệt là trong vòng 24h đầu tiên sau khi sinh. Chính vì virus viêm gan b có thể được lây từ mẹ sang con nên tiêm viêm gan B có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh từ mẹ.

Xem thêm:  [HƯỚNG DẪN] Cách lộn bao quy đầu cho bé trai nhanh chóng và không đau
Tiêm Viêm Gan B Cho Trẻ Sơ Sinh
Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh viêm gan B, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư gan, xơ gan… lên tới 90%. Trong số đó, tỉ lệ tỷ vọng chiếm đến 25%. Vì vậy, tiêm viêm gan B cho trẻ  càng sớm càng mang tốt. Khi tiến hành tiêm trong khoảng thời gian 24h sau khi sinh, khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang cơ thể trẻ chỉ còn 10-15%. Nhưng nếu tiêm muộn hơn thì khả năng trẻ miễn dịch với virus sẽ giảm dần theo từng ngày. 

Nếu các bậc cha mẹ không tiêm viêm gan B cho con trong vòng 7 ngày sau khi sinh, vắc-xin dường như không còn tác dụng đối với trẻ. Do đó, cha mẹ nên tiến hành tiêm viêm gan B cho trẻ trong khoảng thời gian sớm nhất để có thể bảo vệ con thoát khỏi những nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về gan.

Một số lưu ý khi tiêm viêm gan B cho trẻ

Khi hoàn tất việc tiêm vắc-xin, hãy chú ý theo dõi đến tình trạng cơ thể của trẻ. Tuy vắc-xin viêm gan B được xem là an toàn đối với trẻ sơ sinh nhưng tùy theo cơ địa của mỗi trẻ thì có thể xảy ra một số phản ứng như:

  • Thường xuyên quấy khóc do đau bởi vết tiêm. Vết tiêm có dấu hiệu sưng và tấy đỏ. 
  • Cơ thể trẻ có triệu chứng sốt nhẹ trên 37,7 độ C.
  • Sau khi tiêm, trẻ có thể bị sốc phản vệ. Đây là trường rất hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra. Theo thống kê, khoảng 1.000.000 ca thì có 1 trường hợp bị sốc phản vệ.
  • Những phản ứng trên có tỷ lệ xảy ra rất thấp, cha mẹ nên biết để có thể đảm bảo được sức khoẻ của con. Khi con mình gặp phải những tình trạng trên, cha mẹ không nên quá lo lắng vì các bác sĩ sẽ can thiệp và xử lý nhanh chóng.
    Tiêm Viêm Gan B Cho Trẻ Sơ Sinh1
    Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Cần đảm bảo rằng trẻ sơ sinh phải có thể trạng khỏe mạnh mới có thể tiến hành tiêm vắc-xin. Tiến hành tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi đảm bảo được những điều kiện dưới đây:

  • Nhịp thở của trẻ ổn định, tim đập bình thường.
  • Da dẻ trẻ hồng hào và không gặp dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe.
  • Trẻ có khả năng bú tốt.
Xem thêm:  Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

Không được tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh đang gặp các trường hợp cụ thể như:

  • Trẻ đang có triệu chứng sốt, ốm.
  • Trẻ vừa được sinh ra đã bị dị tật.
  • Trẻ bị sinh non và có cân nặng thấp so với những đứa trẻ bình thường. Trẻ đã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong quá trình sinh đẻ như ngạt nước ối, mẹ đẻ khó….

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về việc tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Hy vọng cha mẹ có thể đảm bảo được sức khoẻ của con mình và ngăn chặn tối đa nguy cơ truyền nhiễm của virus viêm gan B.

DMCA.com Protection Status