Bé 7 tháng tuổi ăn được gì?

Khi bé bắt đầu tới tuổi ăn dặm, là khi mà các bà mẹ loay hoay với thực đơn cho con mình. Bởi vì ăn uống góp phần rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ trong thời kì này. Vậy bé 7 tháng tuổi ăn được gì?

Bé 7 tuổi ăn được gì? Thành phần dinh dưỡng ra sao?

Chất đạm

Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, bé có thể  bổ sung thêm chất đạm vào thực đơn ăn dặm của mình. Những loại thực phẩm giàu đạm có thể bổ sung như: Thịt heo, xương heo, trứng, đậu phụ…một vài loại cá trắng cũng rất nhiều đạm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của bé.

Bé 7 tháng tuổi ăn được gì?
Bé 7 tháng tuổi ăn được gì?

Bổ sung Vitamin

Trái cây là nguyên bổ sung vitamin nhiều nhất ho trẻ, các mẹ có thể mua những loại cái cây dễ ăn, mềm cho bé ăn dặm vào các buổi xế hoặc sau bữa ăn.

Chất xơ và khoáng chất

Các loại rau củ quả cung cấp một lượng lớn các Vitamin cũng như khoáng chất tốt cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Hầu hết các loại rau đều phù hợp với bé,chúng ta có thể kể đến như: Rau cải bó xôi, rau ngót, rau dền, rau lang và rau bắp cải… Có thể luộc lên cho bé ăn hay say nhuyễn nấu với cháo để bé có thể dễ ăn hơn.

Xem thêm:  Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình?

Nguyên tắc ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

  • Nguồn dinh dưỡng chủ yếu cũng cấp cho bé hằng ngày vẫn là sữa mẹ, nên các mẹ cần chú ý đến nhu cầu của bé, nhưng nên cho bé bú cách xa thời gian ăn để bé có thể làm quen với việc ăn dặm.
  • Đối với việc làm thực đơn cho bé bạn nên cho thêm một bữa bột mặn để bé thay đổi khẩu vị cũng như kích thích bé ăn. Dựa vào những chất dinh dưỡng cần bổ sung cho bé, bạn hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trên, đồng thời xây dựng một thực đơn cho bé để bé khỏi cảm thấy chán ăn.
  • Bên cạnh việc về dinh dưỡng, bạn cần lưu ý chỉ cho bé ăn trong khoảng 30 phút là được, không nên kéo dài dù bé có chịu hợp tác trong việc ăn uống hay không.

Trẻ 7 tháng ăn dặm cần chú ý điều gì?

Bé 7 tháng tuổi ăn được gì?
Bé 7 tháng tuổi ăn được gì?

Đừng ép bé ăn

Các bé khác nhau có khẩu vị và sở thích khác nhau. Nên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem con mình thích ăn gì và có khẩu vị ra sao để tạo thực đơn phù hợp hơn. Trong trường hợp bé không hợp tác, hãy ngưng lại và tiếp tục cho trẻ bú sữa theo nhu cầu. Có thể các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy rất khó đứng yên nhìn con không chịu ăn, nhưng ép bé ăn nhiều sẽ không tốt cho bé đâu nhé! Do đó, bạn hãy cố gắng và kiên trì hơn trong việc cho bé tập ăn vào các bữa ăn kế tiếp, từ đó cũng giúp bạn phát hiện ra khẩu vị của con mình.

Xem thêm:  Cách đánh thức bé sơ sinh dậy bú hiệu quả

Ăn chủ động

Nên khuyến khích các bé chủ động, tự khám phá các loại thực phẩm khác nhau bằng cách cho phép bé ăn thức ăn cầm bằng tay. Vào độ tuổi này, trẻ rất hay có xu hướng cắn mọi thứ cầm trên tay, d việc này giúp làm dễ chịu nướu răng của trẻ. Cách này không những giúp trẻ chủ động hơn trong việc ăn uống mà còn giúp trẻ làm quen với cách chủ động ăn.

Tập trải nghiệm

Bạn không nên làm rào cản cho con khám phá thế giới ẩm thực, chỉ vì bạn không thích ăn một món gì đó. Trong trường hợp em bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, hãy ghi nhớ và dừng lại trong vài tháng. Tuy nhiên, sau đó hãy thử lại với số lượng ít hơn thay vì kiêng cữ tuyệt đối.

Ăn đúng chỗ

Nhiều cha mẹ vì chiều con nên hay cho trẻ đi ăn ở nhiều nơi, ẳm bòng đi khắp nơi để cho bé ăn. Tuy nhiên bạn cần tạo cho trẻ thói quen ăn ở một nơi có định, có bàn ăn, để bé có một nhận thức về chỗ ăn uống đúng nghĩa. Điều này sẽ không làm cho các bè đòi lung tung và quấy khóc,…

Đảm bảo vệ sinh

Thức ăn cho bé phải luôn cần nấu chín. Các loại hoa quả ăn sống thì phải được ngâm rửa qua nước nhiều lần để loại bỏ các chất bảo quản. Các vật dụng sử dụng nấu ăn cho bé, bình sữa cho bé, và đồ chơi,… cần nên được khử trùng một cách cẩn thận.

DMCA.com Protection Status