Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể ở nhà trọn vẹn để cho con bú trực tiếp. Vì vậy mà mẹ đã vắt sữa để cho con bú. Nhưng điều trăn trở của các mẹ là vấn đề bảo quản sữa mẹ như thế nào và sữa mẹ vắt ra để được mấy tiếng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn một cách chính xác nhất câu hỏi dưới đây nhé!
Sữa mẹ vắt ra để được mấy tiếng?
Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch như: Protein, carbonhydrate, chất béo và có cả đường. Đường trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn, tuy nhiên cũng dễ lên men, gây ra ôi thiu, làm sữa mẹ bị biến chất, hỏng.
Ngoài ra, trong sữa mẹ còn chứa nhiều đạm. Loại đạm này chứa nhiều axit amin rất dễ hấp thụ với trẻ, song cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến sữa mẹ nhanh bị lên men dẫn đến hư hỏng.
Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng sữa bị biến chất, mất chất, nếu để trẻ uống vào sẽ có nguy cơ bị các bệnh về tiêu hoá, đường ruột, tiêu chảy. Thời gian cụ thể như sau:
- Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng trong 1h
- Ở nhiệt độ trong phòng điều hoà (16-25 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng trong 4-6 giờ
- Ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (4-10 độ C): Sữa mẹ ở ngăn mát có thể sử dụng tối đa trong 3-5 ngày (Ngăn mát)
- Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh: Với ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản được 3 tháng. Với tủ đông lạnh chuyên dụng sữa mẹ có thể bảo quản được lên tới 6 tháng.
Như vậy, nếu biết bảo quản đúng cách sữa mẹ có thể sử dụng được khá lâu, tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu cho nên nếu sueax mẹ không được bảo quản đúng cách hay bảo quản quá những thời gian trên, mệ cần bỏ đi ngay.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đạt chuẩn
Nên lưu trữ sữa mẹ trong các túi lưu trữ hoặc nhựa không chứa BPA, chai làm từ thuỷ tinh. Khi vắt sữa mẹ cần lưu ý:
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ vắt sữa, đựng sữa, rửa tay thật kỹ trước khi hút sữa để tích trữ.
- Làm lạnh sữa ngay khi được vắt ra.
- Để tránh lãng phí nên vắt thành các chai nhỏ đủ cho trẻ dùng mỗi bữa.
- Không trữ đông phần sữa sau khi bé bú còn thừa
- Không hòa chung phần sữa vừa mới vắt với sữa đã được trữ đông
- Ghi thông tin ngày tháng vắt sữa, bao nhiêu ml lên túi sữa để tiện theo dõi
LƯU Ý: Lựa chọn những túi đựng sữa cho bé cần lựa chọn những sản phẩm nhựa BPA, thủy tinh tốt và chất lượng. Không nên lựa chọn những sản phẩm tái chế hay đồ nhựa.
Vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa đúng cách và tiết kiệm thời gian
Trước mỗi lần vắt sữa, mẹ nên vệ sinh dụng cụ vắt sữa, đựng sữa như sau:
- Vệ sinh sạch dụng cụ hút sữa và đựng sữa bằng chổi cọ chuyên dụng.
- Dùng nước vệ sinh chuyên dụng rửa sạch dụng cụ vắt sữa và chai đựng sữa.
- Lau kỹ lại phần đáy và các kẽ nhỏ.
- Để khô tự nhiên.
- Dùng nước sôi để tiệt trùng.
Hướng dẫn Mom sử dụng sữa đúng cách và rã đông sữa cho bé
Cách sử dụng sữa mẹ đúng cách
- Sữa mẹ sau khi vắt xong nếu chỉ để cho trẻ sử dụng trong 1-3 tiếng thì không nhất thiết phải bỏ vào tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ vào chai sạch, để ở môi trường thoáng mát, cao ráo hạn chế sự xâm nhập của kiến và côn trùng.
- Khi trữ sữa mẹ bạn sẽ thấy sữa mẹ có xu hướng tách lớp, lớp chất béo ở trên cùng. Khi cho trẻ sử dụng bạn chỉ cần nhẹ nhàng xoay chai để trộn đều sữa theo một chiều nhất định.
- Chú ý tuyệt đối không nên lắc mạnh, khuấy sữa như vậy có thể làm trẻ đau bụng hoặc làm mất đi một số thành phần dinh dưỡng trong sữa.
Rã đông sữa mẹ như thế nào?
- Nếu sữa mẹ ở trong ngăn mát tủ lạnh chỉ cần lấy ra ngoài để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm.
- Nếu sữa mẹ trữ ở ngăn đá thì điều đầu tiên mẹ nên làm là để sữa xuống ngăn mát để rã đông, sau đó cho ra ngoài làm nóng ở nhiệt độ 40°C. Nên làm nóng bằng máy hâm sữa để mẹ có thể kiểm soát được nhiệt độ rã dông sữa cho bé. Tuyệt đối không nên hâm sữa ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
>>> ĐỌC NGAY: Sữa mẹ để trong tủ lạnh rã đông có dùng được không?
Một số lưu ý khi rã đông và sử dụng sữa mẹ
- Để hạn chế tối đa việc làm mất chất dinh dưỡng trong sữa thì không làm thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột. Nếu không có máy hâm sữa mẹ có thể xả nước ấm làm ấm chai sữa, sau đó từ từ tăng nhiệt độ của nước cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp (40°C)
- Tuyệt đối không nên làm nóng sữa bằng việc đun sữa trực tiếp hoặc lò vi sóng vì sẽ làm sữa nóng không đều và tăng nhiệt độ đột ngột sẽ gây phá hủy một số chất dinh dưỡng có trong sữa.
- Sữa mẹ bảo quản lạnh sẽ không tốt bằng việc cho trẻ sử dụng sữa mẹ ngay khi vắt. Tuy nhiên vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ.
Kết luận: Sữa mẹ vắt ra nếu không thông qua các hình thức bảo quản thì chỉ để được duy nhất trong 1 giờ, sau thời gian trên mẹ nên bỏ sữa đi và không cho sử dụng lại nữa làm gì. Cách bảo quản sữa cũng như cách ra đông sữa như thế nào cho chuẩn mẹ có thể đọc kỹ thông tin đã hướng dẫn trên. Hy vọng những chia sẻ nhỏ trên sẽ giúp mẹ chăm sóc bé yêu tốt hơn, toàn diện hơn để bảo vệ hệ tiêu hóa của con thoát khỏi những đe dọa không đáng có nhé!