Ho có đờm là một triệu chứng của nhiều bệnh về đường hô hấp và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều rất chủ quan và chưa thực sự quan tâm đến tỉnh trạng này. Vậy ho có đờm kéo dài ở người lớn có nguy hiểm không và hướng điều trị ra sao? Những chia sẻ từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về tình trạng này!
Ho có đờm kéo dài ở người lớn là bệnh gì?
Đờm là một loại chất tiết của đường hô hấp bao gồm chất nhầy hay các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp, hồng cầu, bạch cầu, đồng thời nguyên nhân gây các bệnh đường hô hấp như việm mũi, họng, phổi, thanh quản,… cũng sinh ra đờm. Ho được xem là một phản xạ của cơ thể, giúp đẩy dị vật, bụi bẩn và các tác nhân có hại xâm nhập vào đường hô hấp thông qua mũi miệng. Có thể thấy ho là một triệu chứng tiêu đờm hiệu quả, giúp cho việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
Ho có đờm là tình trạng lúc ho sẽ kéo theo các chất dịch tiết nhầy qua đường miệng, mũi, gây khó chịu ở cổ họng, đau tức ngực và có thể gây sốt. Tùy vào tình trạng mà ho có đờm được xem là bệnh cấp tính hay mãn tính. Thông thường, nếu triệu chứng ho có đờm kéo dài trên 3 tuần là bệnh mạn tính.
Nguyên nhân khiến người lớn ho có đờm lâu ngày không khỏi?
Ho có đờm là một hiện tượng tương đối bình thường, nhưng sẽ là bất bình thường nếu cứ ho liên tục kéo dài và không thuyên giảm. Bạn không nên chủ quan vì có thể đây là tín hiệu báo rằng cơ thể bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp. Đường hô hấp bị nhiễm trùng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ho có đờm này, và biểu hiện qua một số bệnh sau:
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính
Phổi tắc nghẽn mãn tính là một trong những loại bệnh gây ho và có đờm kéo dài. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do cơ thể tiếp xúc với môi trường độc hại thời gian dài, hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá. Biểu hiện điển hình là ho dai dẳng, xuất hiện đờm màu trắng kèm thở gấp, tức ngực.
Lao phổi
Bệnh lao phổi là một bệnh khác gây ho và có đờm kéo dài. Đây là bệnh gây viêm bởi chủng vi khuẩn lao, đường thở bị nhiễm trùng. Phần lớn bệnh nhân khi mắc bệnh lao phổi đều xuất hiện triệu chứng ho có đờm trong một thời gian dài và nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, lao phổi thường kèm theo các dấu hiệu như ho kèm theo đờm trắng đục, hoặc có thể lẫn máu tươi, sốt, khó thở, chán ăn… Đây là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao và gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Các bệnh về đường hô hấp
Các bệnh về đường hô hấp cấp gồm viêm thanh khí quản, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, cảm lạnh…cũng gây nên ho có đờm kéo dài. Tình trạng bệnh khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở, nhất là về ban đêm, các dịch nhầy dễ ứ lại cổ họng và kích thích vào cổ họng của người bệnh.
Bệnh giãn phế quản
Những cơn ho kéo dài kèm theo dịch nhầy màu vàng đục như mủ thường xuất hiện vào buổi sáng là một trong những biểu hiện của người bị giãn phế quản. Nguyên nhân do không điều trị dứt khoát viêm phế quản cấp đã gây nên mủ ở phế quản và gây áp xe phổi, mủ phổi, thũng khí phế khiến cho ho có đờm kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm.
Cách phòng tránh cho người ho có đờm kéo dài
Đa số các tình trạng ho có đờm đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính nhưng tình trạng có thể sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị dứt khoát và đúng cách. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả:
- Không nên tự ý mua thuốc về điều trị nếu không có sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ chuyên môn;
- Không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh;
- Vận động cơ thể đều đặn hằng ngày, tăng sức đề kháng cho cơ thể để tránh các tác nhân gây bệnh,;
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, chất béo;
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích;
- Nên mang khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm khi đến những nơi đông người;
Qua đó nhận thấy rằng hiện tượng ho có đờm kéo dài ở người lớn là một trong những tín hiệu cho biết cơ thể bạn đang bất thường nên bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên và có dấu hiệu không thuyên giảm, hãy gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh này!