Sau 9 tháng 10 ngày mang thai vất vả các mẹ luôn trông từng ngày đếm từng giờ từng phút để gặp được thiên thần bé nhỏ của mình. Thế nhưng đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng. Nếu các mẹ đang lo lắng về trường hợp này thì xin tham khảo những thông tin từ bài viết này.
Ngày dự sinh là gì?
Ngày dự sinh là ngày mà các bác sĩ dự đoán sẽ chào đón em bé ra đời. Ngày dự sinh sẽ nằm trong khoảng thời gian từ ngày thụ thai đến tuần thứ 38.
Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì?
Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì vẫn chưa có một nguyện nhân cụ thể. Một số nghiên cứu khoa học cho biết một số nguyên do làm tăng khả năng đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu là: mẹ mắc bệnh béo phì, sinh con lần đầu, bé có giới tính nam…
Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu có nguy hiểm hay không?
Khi quá ngày sinh sẽ có một số trường hợp nguy hiểm xảy ra như thiếu nước ối dẫn đến bé thiếu oxi hoặc thai sẽ quá to dẫn đến khó sinh nguy cơ cao của những trường hợp này là phải sinh mổ để lấy thai.
Nguy cơ khác của đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì là bánh nhau thai sẽ bị thoái hóa. Nếu nhau thai bị thoái hóa thì khả năng cung cấp dinh dưỡng cho em bé sẽ ngừng dẫn đến việc em bé sẽ tử vong trong bụng mẹ.
Làm gì khi quá ngày dự sinh?
Khi thấy bản thân đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh, các mẹ nên chú ý sức khỏe của bản thân và đến thăm khám tại các cơ sở y tế, các bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi. Nếu thuận tiện tì nên thăm khám bác sĩ từ 1 – 2 lần /ngày. Các bác sĩ sẽ theo dõi lượng tim thai cũng như lượng nước ối, bánh nhau thai… để có những biện pháp can thiệp kịp thời tránh điều đáng tiếc xảy ra.
Nếu sau khi thăm khám mà vẫn không có dấu hiệu gì nguy hiểm các bác sĩ có thể sẽ sử dụng hai biện pháp: đợi chuyển dạ hoặc sử dụng các biện pháp giục sinh. Thai quá 40 tuần tuổi mà không có dấu hiệu nguy hiểm thì các mẹ không phải quá lo lắng đâu.
Nếu gặp phải tình trạng này, việc cần làm là các mẹ phải thật bình tĩnh, thăm khám bác sĩ thường xuyên ( 1 – 2 lần /ngày) và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu được các mẹ hãy lưa chọn sinh thường thay vì sinh mổ. Vì sinh thường sẽ mang đến cho mẹ và bé nhiều lợi ích hơn khi sinh mổ: sức khỏe của mẹ hồi phục nhanh hơn, đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé, bé giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, bé bú mẹ dễ dàng hơn, an toàn cho lần sinh sau và tránh các biến chứng sau khi sinh mổ…
Để đảm bảo an toàn khi mang thai, các mẹ nên thực hiện những điều sau đây:
- Ghi nhớ chính xác lần kinh nguyệt cuối cùng để tránh việc dự đoán ngày sinh sai lệch gây hoang mang, lo lắng.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh bỏ bữa hoặc ăn ít hơn so với thường ngày để giúp cho sức khỏe cả mẹ và bé luôn ổn định. Điều này rất tốt trong việc phòng tránh nguy cơ đến ngày sinh mà không có dấu hiệu.
- Thăm khám bác sĩ thường xuyên theo lịch đã hẹn sau mỗi lần khám. Tuyệt đối không được bỏ lỡ một kỳ thăm khám nào để bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi sự phát triển của bé, đảm bảo bé hoàn toàn khỏe mạnh.
- Trường hợp thai đã quá ngày dự sinh từ 5 -7 ngày thì nên nhanh đến các bệnh viện để kiểm tra và được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mang thai đã vất vả, trông con ra đời còn lo lắng và vất vả hơn gấp bội lần. Việc bổ sung các kiến thức về quá trình mang thai và sinh con vô cùng quan trọng. Các mẹ nên cung cấp cho bản thân thật nhiều kiến thức để tránh việc lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Bài viết đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu gì hi vọng sẽ giúp ích cho các chị em phụ nữ trên hành trình làm mẹ.