Bệnh thiếu máu xảy ra do giảm hồng cầu hoặc huyết cầu trong cơ thể của chúng ta. Khi bị thiếu máu rất nguy hiểm nên bệnh nhân thiếu máu cần được người chăm sóc cẩn thận thì bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân thiếu máu nhé!
Tìm hiểu về bệnh thiếu máu
- Thiếu máu là tình trạng bệnh do số lượng hồng cầu giảm hay số lượng huyết cầu giảm của máu trong cơ thể của chúng ta.
- Một số nguyên dẫn dẫn đến tình trạng mất máu như:
Mất máu quá nhiều do chấn thương đứt mạch máu lớn, vỡ tĩnh mạch thực quản, xuất huyết dạ dày, băng kinh, phong huyết tử cung, vỡ búi trĩ.
Mất máu mãn tính về nội khoa như giun móc, do trĩ, ung thư đại tràng, về sản khoa do rong kinh.
Hồng cầu bị hủy hoại quá nhiều do tan máu bẩm sinh, tan máu mắc phải, thiếu chất tạo nên tạo nên hồng cầu, rối loạn cơ quan tạo máu,…
Ngoài ra còn do một số bệnh khác như suy thận mạn, suy tuyến giáp.
- Khi bị thiếu máu bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng như:
Da xanh nhất là vùng da ở vùng lòng bàn tay, niêm mạc môi, lưỡi nhợt nhạt, gai lưỡi mất, móng tay và móng chân nhợt đi. Nếu bản thân bị thiếu máu bẩm sinh thì máu tay bẹt ra và có khía.
Bệnh nhân mệt, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có khi bị ngất.
Tim của bệnh nhân đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Bệnh nhân thở rất nhanh và có tình trạng khó thở khi gắng sức.
Chuyển hóa bản tăng, bệnh nhân sốt nhẹ.
Chăm sóc bệnh nhân thiếu máu
- Khi bệnh nhân thiếu máu cần chăm sóc chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đầy đủ và khoa học.
- Giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày cho bệnh nhân tốt nhất.
- Giúp đỡ bệnh nhân trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, hạn chế cho bệnh nhân làm những việc gắng sức.
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi thường xuyên, không được vận động nhiều, bệnh nhân nên luyện tập nhẹ nhàng, xen kẽ giữa những đợt nghỉ để giúp cơ thể có thể tăng khả năng chịu đựng.
- Khi bệnh nhân cảm thấy khó thở thì cho bệnh nhân nằm nghỉ với phần đầu kê cao lên, nếu thấy bệnh nhân thở không được tốt thì tốt nhất nên cho bệnh nhân thở oxy
- Thực hiện, tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ trong việc liều lượng sử dụng thuốc như thuốc tiêm, thuốc uống và truyền máu.
- Cho bệnh nhân xét nghiệm cơ bản như máu, phân, nước tiểu.
- Theo dõi, quan sát dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như nhiệt độ cơ thể, huyết áp, mạch và nhịp thở.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh những điều nên làm và không nên làm, nói về tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh và nguy cơ có thể xảy ra khi thiếu máu.
Những loại thực phẩm mà bệnh nhân thiếu máu nên ăn
Bệnh nhân thiếu máu cần cung cấp những loại thực phẩm sau:
- Rau xanh nhiều lá, đặc biệt là loại rau có màu xanh đậm vì loại rau này có nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Một số loại rau như rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, rau bồ công anh,…
- Thịt gia súc và gia cầm, tất cả thịt của những loại gia súc và gia cầm đều có chứa chất sắt heme. Thịt có màu đỏ, thịt cừu, thịt nai đều là những nguồn cung cấp chất sắt heme tốt nhất.
- Gan là một cơ quan nội tạng rất giàu sắt và folate nhất. Ngoài ra còn có một số cơ quan nội tạng cũng giàu sắt như tim, thận, lưỡi bò.
- Một số loại hải sản cũng cung cấp chất sắt cho cơ thể, những loài vật có vỏ như sò, trai là nguồn cung cấp chất sắt. Những loại cá có hàm lượng sắt cao như cá mòi, cá ngừ, cá hồi tươi, các tuyết tươi, cá rô tươi.
- Những loại hạt và đậu rất thích hợp để cung cấp những chất cần thiết cho người thiếu máu nhưng lại ăn chay. Những loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen,… loại hạt như hạt bí ngô, hạt điều, hạt thông,…
Tình trạng thiếu máu sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không được chăm sóc chu đáo. Bài viết nói về một số cách chăm sóc bệnh nhân thiếu máu mong rằng sẽ giúp cải thiện bệnh tốt hơn.