Sốt là một triệu chứng rất thường gặp đối với trẻ em. Nếu bé bị sốt cao và không chữa trị kịp thời có thể gây ra tình trạng co giật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Một số cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật
Thông thường, trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi sẽ dễ có nguy cơ mắc phải tình trạng sốt co giật nhất. Lúc này, cơ thể trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện và thường có sự nhảy cảm với những rối loạn nhiệt độ trong cơ thể. Tình trạng sốt cao sẽ làm kích thích bộ não của trẻ và nhanh chóng khiến trẻ bị co giật.
Khi trẻ sốt trên 39 độ C và có dấu hiệu sùi bọt mép, cha mẹ nên để ý vì đây là những dấu hiệu cụ thể của hiện tượng co giật. Ngoài ra, khi sốt co giật xuất hiện thì tay và chân của trẻ bắt đầu gồng cứng, hai mắt nhìn ngược. Khi phát hiện con bị co giật, cha mẹ không nên hốt hoảng mà hãy bình tĩnh và thực hiện theo một số hướng dẫn dưới đây để có thể giảm thiểu rủi ro cho trẻ:
Bước 1: Làm thông đường thở
Hãy nhanh trí đặt trẻ nằm nghiêng, không nên gập đầu vì có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Nằm nghiêng có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn và nếu có đờm dãi thì có thể chảy được ra ngoài. Khi trẻ rơi vào trường hợp phổi tắc thở sẽ rất ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Bước 2: Nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn
Cởi bỏ toàn bộ quần áo để trẻ có thể thoải mái và dễ thở hơn. Sau đó nhét thuốc hạ sốt Paracetamol vào hậu môn của trẻ.
Bước 3: Làm mát cơ thể trẻ
Tắm nhanh trong vòng 5 phút sau đó lau khô người trẻ. Đây là một cách an toàn giúp hạ sốt mà không làm trẻ bị lạnh. Tắm có thể giúp cơ thể trẻ trao đổi nhiệt và làm giảm nhiệt độ từ từ, tránh tình trạng sốc nhiệt xảy ra. Nếu cách làm trên không giúp bé hạ sốt, hãy nhúng khăn vào nước ấm và vắt ráo. Sau đó, tiến hành đặt khăn ở nách, bẹn và lau sạch hết người trẻ. Sau khoảng 2-3 phút thì thay khăn mới để trẻ tình trạng sốt nhanh chóng được giảm. Khi nhiệt độ ở nách dưới 38 độ C thì ngưng lau mát.
Tất cả các trẻ sau khi thực hiện sơ cứu xong phải được đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị dứt điểm triệu chứng sốt và co giật. Cơn sốt co giật có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào, không nên điều trị tại nhà và tự tiện mua thuốc vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có thể đưa ra những phương pháp hiệu quả nhất đối với cơ thể trẻ.
Ngăn chặn tình trạng co giật xảy ra khi trẻ bị sốt cao như thế nào?
Để có thể bảo vệ sức khoẻ của trẻ một cách toàn diện, cha mẹ nên đề phòng và cần biết những cách dưới đây để giúp con không mắc phải triệu chứng co giật:
- Hãy cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều lần hơn so với bình thường. Nên sử dụng nước điện giải, nước cam, chanh để có thể tăng sức đề kháng và bù nước cho cơ thể trẻ.
- Không nên cho trẻ nằm ở những nơi thiếu không khí, hãy đặt trẻ ở những nơi thoáng mát và trong lành, sạch sẽ.
- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ.
- Khi cơ thể lên quá 38,5 độ C, cha mẹ hãy lau toàn bộ người trẻ bằng nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt.
- Nấu các món ăn dạng lỏng, dễ ăn hư cháo, sữa… hoặc nấu các món bé thích ăn để có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.
- Nếu như bé bị yếu và suy dinh dưỡng thì cha mẹ tuyệt đối không nên lơ là. Hãy bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết và hình thành một chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho trẻ và phục hồi sức khoẻ.
Bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn đọc một số cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật. Hy vọng cha mẹ có thể áp dụng đúng cách để có thể bảo vệ được sức khoẻ của trẻ. Hãy đưa con đến bệnh viện nếu thấy những triệu chứng bất thường xảy ra.